Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) không yêu cầu mở cửa thị trường mua sắm của chính quyền địa phương nhưng lại đề ra những quy định rất nghiêm ngặt trong lĩnh vực mua sắm Chính phủ bằng cách loại trừ ưu tiên nhà thầu trong nước
Một số ngành nông sản sẽ gặp khó nhưng gạo thì không vì Việt Nam là nước xuất khẩu gạo Ảnh:TL |
Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) không yêu cầu mở cửa thị trường mua sắm của chính quyền địa phương nhưng lại đề ra những quy định rất nghiêm ngặt trong lĩnh vực mua sắm Chính phủ bằng cách loại trừ ưu tiên nhà thầu trong nước
Không ưu tiên doanh nghiệp nội
Tại cuộc họp báo chính thức lần đầu tiên công bố về TPP hôm 9-10, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương, trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam cho biết, kết quả đàm phán mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực mua sắm của các cơ quan Chính phủ là cân bằng và phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam.
Về cơ bản các gói thầu mua sắm công sẽ sử dụng hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi để lựa chọn nhà thầu từ các nước TPP. Hiệp định không cho phép áp dụng các điều kiện dự thầu mang tính ưu tiên với các nhà thầu, cũng như không ưu tiên cho hàng hóa và dịch vụ trong nước, trừ các trường hợp được bảo lưu. Thông tin và thủ tục tại tất cả các khâu đấu thầu phải minh bạch. Đồng thời các nước phải có quy định để đảm bảo liêm chính trong đấu thầu và xây dựng quy trình xem xét khiếu nại của nhà thầu.
Đây là một quy định mới mà Việt Nam sẽ phải tuân thủ vì nhiều văn bản, hướng dẫn hiện hành vẫn khuyến khích các nhà thầu và hàng hóa trong nước sản xuất.
Việt Nam đạt thỏa thuận bảo lưu loại trừ các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến quốc phòng-an ninh.
Về doanh nghiệp nhà nước, TPP cũng có các quy định được áp cho khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN - các doanh nghiệp mà nhà nước nắm hơn 50% vốn điều lệ). Chỉ khi nào các doanh nghiệp này có doanh thu vươt quá một ngưỡng nhất định thì mới chịu sự điều chỉnh của hiệp định song hiện chưa công bố ngưỡng nhất định này là bao nhiêu.
Với các DNNN không nằm trong diện an ninh- quốc phòng, Việt Nam chấp nhận cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Nhà nước vẫn sẽ hỗ trợ các DNNN nhưng mức độ hỗ trợ không được gây bất bình đẳng lớn và ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại, đầu tư giữa các nước TPP.
Việt Nam cũng đồng ý minh bạch thông tin về DNNN khi có yêu cầu, ngoại trừ các thông tin ảnh hưởng tới an ninh- quốc phòng hoặc phạm vi bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. DNNN sẽ buộc phải minh bạch về tỉ lệ sở hữu nhà nước, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được phép công bố.
TPP yêu cầu DNNN không có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí độc quyền, ảnh hưởng đến đầu tư và thương mại .
Nông nghiệp: sức ép cạnh tranh lớn
Ông Khánh nhận định rằng, riêng về nông nghiệp, một số chủng loại nông sản, thịt mà Hoa Kỳ và một số nước khác như Úc, New Zealand, Chile có thế mạnh, sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam là khá lớn khi thuế nhập khẩu về 0%, nhất là thịt lợn, thịt gà. Một số nông sản khác cũng sẽ gặp khó nhưng mức độ nhẹ hơn vì những sản phẩm này Việt Nam vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn, trong nước cũng đã quen cạnh tranh như sữa, đậu nành, bắp…
Tuy nhiên, các ngành công nghiệp như thép, ô tô, giấy sẽ gặp khó. Đoàn đám phán cho rằng, sức ép cạnh tranh có thể sẽ không lớn vì sản phẩm của ta hướng đến phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước TPP hướng đến phân khúc thị trường cao cấp.
Bộ Công thương cũng nhận định một số sản phẩm các nước TPP có sản xuất, thuế nhập khẩu của Việt Nam đang được duy trì ở mức cao, nhưng việc hạ thuế về 0% chủ yếu sẽ gây giảm thu thuế nhập khẩu là chính, không gây ra sức ép cạnh tranh, bao gồm bánh kẹo, chất tẩy rửa, đồ trang sức, sản phẩm kim loại (chủ yếu là đồ bếp), điều hòa không khí, đồ nội thất, xe mô-tô phân khối lớn, rượu, thuốc lá.
Theo http://www.thesaigontimes.vn/136865/TPP-khong-duoc-uu-tien-DN-noi-trong-mua-sam-cua-chinh-phu.html
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin