“Là một trong những cái nôi trồng lúa mùa nổi của tỉnh, Tri Tôn được đánh giá là địa phương có tiềm năng để khai thác và phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp độc đáo. Theo đó, ngành Du lịch của tỉnh sẽ tập trung khai thác hiệu quả nét riêng biệt này, góp phần phát triển thương hiệu du lịch An Giang”- Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Phạm Thế Triều cho biết.
“Là một trong những cái nôi trồng lúa mùa nổi của tỉnh, Tri Tôn được đánh giá là địa phương có tiềm năng để khai thác và phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp độc đáo. Theo đó, ngành Du lịch của tỉnh sẽ tập trung khai thác hiệu quả nét riêng biệt này, góp phần phát triển thương hiệu du lịch An Giang”- Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Phạm Thế Triều cho biết.
Lúa mùa nổi có thể phát triển theo độ cao con nước
UBND xã Vĩnh Phước vừa tổ chức “Ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi”, tại ruộng canh tác lúa mùa nổi của ông Nguyễn Văn Nào (tổ 5, ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Phước). Mục tiêu của ngày hội là kết nối sản phẩm lúa mùa nổi với thị trường tiêu thụ, quảng bá hình ảnh cây lúa mùa nổi Vĩnh Phước đến du khách, đưa lúa mùa nổi trở thành sản phẩm du lịch nông nghiệp - mùa nước nổi của địa phương.
Đây là sự kiện diễn ra hàng năm và thu hút sự quan tâm sở, ngành, địa phương, các nhà quản lý và nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, các công ty du lịch, các cơ quan thông tin đại chúng,… tại An Giang và đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Bà Trang Thị Mỹ Duyên - người thực hiện nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp lúa mùa nổi tại xã Vĩnh Phước (Tri Tôn), khi khảo sát 100 du khách trong và ngoài nước đến An Giang thì có đến 91% người chia sẻ, họ muốn tham quan vùng lúa mùa nổi và thưởng thức các món ăn đặc sản trong mùa lũ. Khi được hỏi về thời gian dự định tham quan, đa phần du khách thích tham quan từ 2- 3 ngày (chiếm 53,8%), tham quan trong ngày (33%), tham quan từ 4- 5 ngày (12,1%) và trên 5 ngày (1,1%).
Qua kết quả nghiên cứu, lúa mùa nổi rất có tiềm năng phát triển thành sản phẩm du lịch có sức thu hút du khách. Các nhà quản lý du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã khai thác những giá trị của cây lúa phục vụ cho du lịch, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Thời gian qua, Công ty TNHH Du lịch Việt Xanh đã có những chương trình du lịch đưa du khách đến khu bảo tồn lúa mùa nổi xã Vĩnh Phước (Tri Tôn) tham quan và trải nghiệm cuộc sống yên ả, thanh bình ở làng quê với người nông dân. Du khách có thể bơi xuồng tham quan, tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây lúa mùa nổi và kết hợp câu cá, giăng lưới, đặt lợp… Vào mùa thu hoạch, du khách có thể cùng nông dân trải nghiệm hoạt động cắt lúa, đập lúa, tuốt lúa bằng máy tuốt lúa…
Không những được trải nghiệm, thưởng thức nét độc đáo của thiên nhiên ban tặng vào mùa nước nổi, du khách còn có thể ghé lại nhà dân để thưởng thức đặc sản gạo “siêu sạch” thu hoạch từ cây lúa mùa nổi cùng những món ăn dân dã mang đậm hương vị của vùng quê Nam Bộ.
Lúa mùa nổi là loại lúa “siêu sạch”, không bón phân bón hóa học hay hữu cơ gì và cũng không phun xịt thuốc trừ sâu. Sự đặc biệt của loại lúa mùa nổi còn nằm ở chỗ khi mực nước lũ dâng đến đâu thì cây lúa sẽ phát triển cao hơn mực nước lũ để sinh trưởng. Khi lũ rút, lúa chín vàng nằm ngã dài trên đất ruộng và chờ thu hoạch. Đây là một nét độc đáo để ngành Du lịch của tỉnh đưa vào khai thác, làm phong phú các sản phẩm du lịch của địa phương.
Hiện nay, diện tích trồng lúa mùa nổi trong tỉnh rất ít, chỉ khoảng 90 héc-ta, thuộc xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (Tri Tôn). Nông dân ở đây cho biết, thời gian trồng lúa từ 6 đến 7 tháng, gieo sạ lúa từ tháng 4 và cứ để lúa ngoài đồng sinh trưởng, đến tháng 11 thu hoạch. Năng suất thu hoạch không cao, khoảng 2- 2,5 tấn/héc-ta nhưng giá bán khá cao, khoảng 12.000- 13.000 đồng/kg. |
Theo An Giang Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin