
Đến cuối năm ngoái, tổng nợ quá hạn trong vùng là trên 160 tỷ đồng, giảm 474 tỷ đồng (giảm 74,8%), chiếm tỷ lệ 0,71%/tổng dư nợ...
Đến cuối năm ngoái, tổng nợ quá hạn trong vùng là trên 160 tỷ đồng, giảm 474 tỷ đồng (giảm 74,8%), chiếm tỷ lệ 0,71%/tổng dư nợ...
Ngày 20-1, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách khu vực ĐBSCL.
Sau 3 năm triển khai Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách vùng ĐBSCL, theo số liệu của Ngân hàng Chính sách xã hội, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại 13 tỉnh trong khu vực đến cuối 2014 là 22.384 tỷ đồng, tăng 5.462 tỷ đồng so với thời điểm xây dựng Đề án, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng hàng năm 10,76% (tốc độ tăng chung toàn quốc là 7,76%).
Ông Võ Minh Hiệp, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội nhận định, những tiêu chí mà Đề án đặt ra đã được Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện và đạt kết quả tích cực. Trong quá trình thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, các địa phương đều tập trung quyết liệt xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn và đây là chỉ tiêu đạt vượt so với kế hoạch đề ra.
Đến cuối năm ngoái, tổng nợ quá hạn trong vùng là trên 160 tỷ đồng, giảm 474 tỷ đồng (giảm 74,8%), chiếm tỷ lệ 0,71%-tổng dư nợ, giảm 3,4% so với thời điểm xây dựng. Bên cạnh đó, hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn - yếu tố quan trọng để tín dụng chính sách mang lại hiệu quả cũng đã được củng cố.
Tuy nhiên, nhận định chung sau 3 năm triển khai cho thấy, kết quả chỉ tiêu nợ quá hạn đã vượt kế hoạch nhưng nếu tính cả nợ khoanh thì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của vùng ĐBSCL còn rất cao (2,44%) so với mức bình quân chung của toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (0,89%).
Về vấn đề này, ông Lê Vĩnh Tân – Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: “Đây là việc chúng ta thực hiện tín dụng về chính sách xã hội. Các đoàn thể phải vào cuộc nhanh để thực hiện công tác tuyên truyền cho bà con thấy rằng đây là chính sách giúp cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Đã vay là phải trả chứ đừng nghĩ rằng đây là tiền nhà nước cho. Nhà nước có những chính sách ưu đãi vay lãi suất thấp, tín chấp, có người hỗ trợ giúp đỡ phương pháp làm ăn nên phải làm rõ vấn đề này”.-.
Theo VOV Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin