Theo Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển (thuộc Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh), Vĩnh Long có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh ở ĐBSCL, phát triển đúng hướng và tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát triển công nghiệp hóa. Kinh tế Vĩnh Long đang chuyển từ giai đoạn chuẩn bị các tiền đề của sự cất cánh sang giai đoạn cất cánh.
Theo Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển (thuộc Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh), Vĩnh Long có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh ở ĐBSCL, phát triển đúng hướng và tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát triển công nghiệp hóa. Kinh tế Vĩnh Long đang chuyển từ giai đoạn chuẩn bị các tiền đề của sự cất cánh sang giai đoạn cất cánh.
Giai đoạn 2011- 2014, bình quân tốc độ tăng trưởng của tỉnh 6,98% là hợp lý.
Thu hút vốn đầu tư- những điểm sáng
Theo báo cáo sơ kết 4 năm triển khai thực hiện Chương trình thu hút vốn đầu tư (ĐT) giai đoạn 2011- 2015 (dự thảo) của Tỉnh ủy, việc thực hiện đồng bộ 7 nhóm giải pháp theo kế hoạch đề ra đã mang lại một số kết quả tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.
Tổng sản phẩm xã hội (GDP) trên địa bàn tỉnh ước thực hiện năm 2014 tăng 7% so với năm 2013. Bình quân giai đoạn 2011- 2014, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 6,98% thấp hơn so với chỉ tiêu giai đoạn 2011- 2015, nhưng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, thì tốc độ tăng trưởng này là hợp lý. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được ĐT xây dựng tương đối đồng bộ, 100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã.
Hàng năm giải quyết được việc làm khoảng 26.500 lao động, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên; giảm hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2011- 2015) 1,3%; tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 45% trong năm 2014...
Cơ cấu vốn ĐT phát triển của các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi rõ nét, kinh tế ngoài nhà nước và vốn nước ngoài, đặc biệt kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh.
Nếu giai đoạn 2006- 2010 kinh tế nhà nước chiếm 28,83%, nay đã giảm xuống 23,92% vào năm 2013 và năm 2014 ước 23,27% (nhà nước chỉ ĐT, nắm giữ các ngành, lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế).
Kinh tế ngoài nhà nước đã tăng từ 64,92% giai đoạn 2006- 2010 lên đến 73,85% năm 2013 và dự ước năm 2014 là 74,87%. Tuy nhiên, cơ cấu vốn ĐT trực tiếp nước ngoài (FDI) chưa đạt như kỳ vọng.
Trong 4 năm (2011- 2014), toàn tỉnh phát triển 1.092 doanh nghiệp, 243 chi nhánh và văn phòng đại diện các loại, với tổng số vốn đăng ký hơn 4.600 tỷ đồng, giải quyết việc làm tại thời điểm đăng ký khoảng 12.694 lao động. Bên cạnh, tiếp xúc, làm việc với hơn 200 lượt nhà ĐT trong và ngoài nước.
Sau khi đàm phán có 9 dự án được chấp thuận ĐT và 47 dự án cấp giấy chứng nhận ĐT với tổng vốn đăng ký hơn 11.819 tỷ đồng và 56,16 triệu USD (trong đó có 16 dự án FDI). Đến nay, có 17 dự án với vốn ĐT ước khoảng 114,7 tỷ đồng và 8,56 triệu USD (trong đó có 11 dự án FDI) đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và 31 dự án đang tiến hành triển khai xây dựng cũng như đang làm thủ tục ĐT theo quy định với hơn 10.537,3 tỷ đồng và 33,3 triệu USD (3 dự án FDI).
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, đồng thời phải thực hiện các chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ của Chính phủ, nên tổng nguồn vốn huy động cho ĐT phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong 4 năm chỉ khoảng 38.000 tỷ đồng, đạt 55,58% so với kế hoạch 5 năm (2011- 2015).
Mặt khác, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến kinh tế làm cho tình hình sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu gặp không ít khó khăn như: một số doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, hoặc ngừng hoạt động; nhiều dự án phải đình hoãn, giãn tiến độ nên ít có doanh nghiệp ĐT mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Do vậy, mục tiêu thu hút vốn ĐT đến năm 2015 được dự thảo là: huy động tốt mọi nguồn lực của toàn xã hội, tập trung cho ĐT phát triển nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút ĐT theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Chú trọng quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát huy hiệu quả đầu tư.
Vĩnh Long cần ưu tiên thu hút vốn ĐT vào công nghiệp chế biến.
Chuẩn bị cất cánh
Theo Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển, Vĩnh Long thuộc nhóm có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh ở ĐBSCL, tương đồng với các tỉnh Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang và Long An. Xét về tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế, Vĩnh Long phát triển đúng hướng và tạo ra những tiền đề, điều kiện cần thiết cho sự phát triển công nghiệp hóa.
Yêu cầu đặt ra là Vĩnh Long cần chú trọng phát triển thỏa đáng đến các ngành thế mạnh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh như công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hóa chất và dược liệu.
Cũng theo đánh giá của viện này, kinh tế Vĩnh Long cũng như các tỉnh Long An, Tiền Giang, Kiên Giang đang chuyển từ giai đoạn chuẩn bị các tiền đề của sự cất cánh sang giai đoạn cất cánh. Vì vậy, Vĩnh Long đang trong giai đoạn tích lũy cơ sở vật chất và xã hội nên phải giải quyết bài toán vừa tăng quy mô vừa tăng chất lượng tăng trưởng.
Do đó, Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển, đề xuất các giải pháp Vĩnh Long cần quan tâm trong phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó, cần xác định lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn ĐT là công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại và doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh.
Với điều kiện, kinh nghiệm và vị trí hiện có Vĩnh Long nên ưu tiên tập trung vào đào tạo lao động có tay nghề cao, phục vụ trước hết cho ngành hàng và sản phẩm công nghiệp chế biến, kế đến là sản phẩm và ngành hàng xây dựng.
Phát triển mạnh về khu- cụm tuyến công nghiệp và phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, theo đó ưu tiên trước nhất cho yêu cầu kết nối thị trường. Tiếp theo là tăng cường giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo.
Bên cạnh, cần hoàn thiện và phát triển chương trình “thu hút và phát triển doanh nhân”. Vĩnh Long hiện có chương trình huấn luyện 500 doanh nhân và cán bộ quản lý doanh nghiệp (2011- 2015), UBND tỉnh đã tài trợ mở nhiều khóa giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự, giám đốc kinh doanh… song cần ĐT hệ thống và bài bản hơn.
Chỉ tiêu thu hút vốn ĐT năm 2015
Theo kế hoạch giai đoạn 2011- 2015, chỉ tiêu thu hút vốn ĐT còn lại khoảng 30.375 tỷ đồng. Trong đó, vốn ĐT do nhà nước quản lý: 8.819 tỷ; vốn ngoài nhà nước: 16.886 tỷ; vốn ĐT trực tiếp nước ngoài (FDI): 4.669 tỷ (tương đương 222 triệu đồng).
|
Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin