Để người tiêu dùng tin dùng rau an toàn

06:12, 12/12/2014

Đó là vấn đề đặt ra tại hội thảo Sản xuất rau an toàn, vừa diễn ra tại Hà Nội. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau hơn 6 năm triển khai VietGAP, đến nay chỉ có hơn 2.000/830.000ha rau sản xuất hàng năm đạt chứng nhận rau sạch VietGAP.

Đó là vấn đề đặt ra tại hội thảo Sản xuất rau an toàn, vừa diễn ra tại Hà Nội. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau hơn 6 năm triển khai VietGAP, đến nay chỉ có hơn 2.000/830.000ha rau sản xuất hàng năm đạt chứng nhận rau sạch VietGAP.

VietGAP là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt được Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng từ đầu năm 2008. Một doanh nghiệp kinh doanh cho biết gặp khó khăn giám sát các cơ sở, hợp tác xã sản xuất rau sạch. Để đảm bảo nguồn rau an toàn, doanh nghiệp phải cử kỹ sư giám sát trực tiếp tại ruộng, tổ chức khách hàng tới tham quan... nên giá rau đội lên gấp đôi, khó cạnh tranh với
thị trường.

Ở góc nhìn khác, một doanh nghiệp cho rằng ngành sản xuất rau sạch không lớn được là do đại bộ phận các cơ sở sản xuất rau đều nhỏ lẻ, năng lực quản trị sản xuất kinh doanh và tiếp cận thị trường rất thấp, nguồn lực hạn hẹp nên rất yếu thế trên thị trường, khó kết nối vào chuỗi giá trị lớn.

Trong khi có quá nhiều khâu trung gian cả đầu vào và đầu ra, giá bán cuối cùng tới tay người tiêu dùng quá cao. Dù vậy, qua quá nhiều khâu trung gian, khó truy xuất nguồn gốc- thật giả khó phân, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng với các sản phẩm nông sản sạch.

Hiện Cục trồng trọt và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã thực hiện thí điểm mô hình sản xuất rau sạch cơ bản (Basic GAP). Quy trình đơn giản hơn chỉ có 26 so với 65 tiêu chí của VietGAP nhưng chất lượng rau vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn. Chính vì vậy, Basic GAP có khả năng ứng dụng cao hơn.

Dự án này còn khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, qua việc giám sát nội bộ. Các tổ hợp tác trong nhóm nông dân, cùng sản xuất và giám sát lẫn nhau, tạo ra nhãn hiệu sản phẩm nông sản để người tiêu dùng nhận diện.       

Bido2_40.com

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh