Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho rằng, một trong những giải pháp hữu hiệu và là tương lai cho ngành hàng lúa gạo tại ĐBSCL là xây dựng cánh đồng lớn.
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho rằng, một trong những giải pháp hữu hiệu và là tương lai cho ngành hàng lúa gạo tại ĐBSCL là xây dựng cánh đồng lớn.
Theo đó, cánh đồng lớn hỗ trợ cả doanh nghiệp (DN) và nông dân đều có lợi. Từ chuỗi giá trị hạt gạo, các DN đóng vai trò đặt hàng, đưa ra các yêu cầu về chất lượng, khối lượng sản phẩm và thời điểm cung ứng để nông dân sản xuất. DN có thể hỗ trợ ứng trước một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu vào, thu mua sản phẩm đầu ra cho nông dân.
Cách làm giúp nông dân có vốn sản xuất và quan trọng hơn là các bên có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm, hạn chế các khâu trung gian. Theo tính toán, mỗi hecta lúa tham gia cánh đồng lớn, người sản xuất có thể thu lời thêm từ 2,2- 7,5 triệu đồng, chi phí sản xuất giảm 10- 15% trong khi giá trị sản lượng tăng 20- 25%, còn DN có vùng nguyên liệu ổn định và giảm được chi phí giao dịch.
Các địa phương trên cơ sở quy hoạch cánh đồng lớn, Nhà nước có thể triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp có hiệu quả như xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các dịch vụ khuyến nông, đào tạo nông dân, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp…
Từ những phân tích trên đây, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT đưa ra nhận định: cánh đồng lớn là một trong các giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là ở ĐBSCL. Cánh đồng lớn sẽ là cơ hội để tổ chức lại nông dân hợp tác sản xuất cùng phát triển.
Trong đó sự xuất hiện của các hợp tác xã làm ăn hiệu quả, bên cạnh các DN cung ứng vật tư nông nghiệp, xuất khẩu nông sản… sẽ cải thiện đáng kể những bất cập về đầu ra đối với ngành hàng lúa gạo.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin