Dùng thị trường để xử lý nợ xấu

06:10, 24/10/2014

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi đến Bộ Kế hoạch- Đầu tư khẳng định sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi đến Bộ Kế hoạch- Đầu tư khẳng định sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21/10, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh Trần Du Lịch cho rằng, nợ xấu là một sản phẩm của thị trường thì phải dùng thị trường để giải quyết, vai trò của Nhà nước chỉ tác động mà thôi, không dùng cơ chế làm thay được.

Trước đó, trong văn bản báo cáo dài gần 70 trang về tái cơ cấu kinh tế trong 3 lĩnh vực trọng tâm gửi Quốc hội, Chính phủ bất ngờ đưa ra kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước”. Việc này đã gặp phải rất nhiều các quan điểm trái chiều.

Ông Trần Du Lịch nhận định, trong 3 năm trở lại đây, khi xuất hiện vấn đề nợ xấu thì Ngân hàng Nhà nước đã tập trung các giải pháp trong khả năng của mình để xử lý một cách tích cực và có hiệu quả.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đòi hỏi cần có những giải pháp hỗ trợ lớn hơn từ phía Chính phủ chứ không phải việc riêng của hệ thống ngân hàng. Do vậy, ông Trần Du Lịch cho rằng, phải khai thông thị trường mua bán nợ để làm sao Tổng công ty Mua bán nợ của các tổ chức tín dụng (VAMC) và các công ty mua bán nợ khác có thể tham gia được và giải quyết dứt khoát tài sản thế chấp theo hướng thị trường.

Việc ngân hàng thương mại kiến nghị nên xem xét giảm dự phòng rủi ro 20% đối với trái phiếu đặc biệt sau khi bán nợ cho VAMC, theo ông Trần Du Lịch là một kiến nghị hợp lý. Vì nếu sau khi bán nợ cho VAMC, các ngân hàng có thể đề nghị giảm từ 20% xuống còn 15% hoặc 10%. Nếu giảm được tỷ lệ trích dự phòng rủi ro và tháo gỡ thủ tục thanh lý tài sản đảm bảo thì sẽ bớt được khó khăn cho các ngân hàng.

Bido2_40.com

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh