
Trong tình hình giao thương mới, nhiều doanh nghiệp (DN) đã tận dụng ưu thế của mình để chinh phục người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Từ đó, từng bước khẳng định vị thế lớn mạnh để “thắng trên sân nhà”.
Đầu tư trang thiết bị hiện đại sản xuất nước chấm đã tạo bước đột phá cho các sản phẩm của DN Hồng Hương.Ảnh: TL
Trong tình hình giao thương mới, nhiều doanh nghiệp (DN) đã tận dụng ưu thế của mình để chinh phục người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Từ đó, từng bước khẳng định vị thế lớn mạnh để “thắng trên sân nhà”.
Từ định hướng đúng
“Từ hơn 15 năm qua, DN chúng tôi khai thác thị trường gạo nội địa và đến nay hướng đi này rất chính xác”- ông Nguyễn Văn Thành- Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Phước Thành IV, khẳng định như vậy khi nói về hướng sản xuất, kinh doanh của DN.
Từ định hướng này mà nhãn hiệu độc quyền “gạo bồ câu” đã được thị trường trong nước tin dùng. Bởi theo ông, ĐBSCL có vùng nguyên liệu lúa dồi dào, thị trường nội địa rất lớn. Bên cạnh, người nông dân hiện nay bán lúa tươi tại đồng và mua gạo về ăn.
Đi vào khai thác thị trường nội địa, DN có hẳn đội thị trường đi khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng, tùy từng vùng có nhu cầu ăn loại gạo khác nhau.
Rồi tư vấn cho đại lý, cửa hàng, đem gạo cho người mua ăn thử. “Nấu cơm ăn thử gạo có ngon rồi mới mua”- ông Nguyễn Văn Thành cho biết, giải pháp quảng bá này rất hiệu quả và DN đã thu hái nhiều thành công. “Người tiêu dùng thích gì chúng tôi mang đến cái đó.
Ở ĐBSCL không thiếu giống lúa làm ra các loại gạo đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vì gạo có nhiều loại: khô, khô xốp, dẻo vừa, dẻo xốp, thơm cũng nhiều loại thơm… việc thử gạo trước là cách làm hiệu quả mà theo ghi nhận của chúng tôi có hơn 70% người tiêu dùng hài lòng”- ông cho biết vậy.
Cũng khai thác thị trường nội địa khá thành công, sản phẩm nước chấm của DNTN Chế biến thực phẩm và thương mại Hồng Hương ngày càng củng cố và mở rộng.
Với quan điểm “luôn quan tâm đến khách hàng bằng tấm lòng, khách hàng ăn nước mắm trung thành với hương vị của mình”, gần nửa thế kỷ góp vào bữa ăn ngon của nhiều gia đình, hương vị nước mắm Hồng Hương vẫn trung thành “hồi đó sao giờ vẫn y vậy”! Thế nên, từ “chợ làng”- người dân chợ Đồng Phú là mối ruột, nước mắm hết không kịp đem tới, họ chỉ ăn muối.
Người dân chợ Mỹ Tây (Tiền Giang) thường ăn nước mắm tự nấu, ăn nước mắm Hồng Hương rồi thì họ… ghiền không nấu nữa… Đến nay thị trường đã mở rộng hơn, từ đồng bằng đến miền Đông, đặt chân vào hệ thống Siêu thị Co.opmart, BigC, Vissan,…
Đáp ứng nhu cầu cao
Từ truyền thống sản xuất “người làm nghề nước mắm rất dồi dào tình cảm”, tình cảm đó đã truyền xuyên suốt các thế hệ nối tiếp làm nghề.
Tuy nhiên, giữ truyền thống không có nghĩa là giậm chân tại chỗ mà phải thay đổi phù hợp từng giai đoạn. Vì thế, DNTN Hồng Hương “3 thế hệ gia đình đã nhịp nhàng bước lên”, nếu thời trước “ủ cá tát lên tát xuống”, rồi “ứng dụng máy móc chút đỉnh” thì thế hệ của người tiếp nối hiện nay “đã đem trình độ, công nghệ hiện đại vào sản phẩm”.
Từ phương pháp ủ chượp truyền thống của gia đình, DN đã đột phá cải tiến, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất như: giải pháp sản xuất nước mắm có hàm lượng đạm cao bằng phương pháp cô đặc trong môi trường chân không.
Ông Nguyễn Tường Nam- Giám đốc DN cho rằng, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường rất quan trọng, nhưng “phải trên nền tảng truyền thống!”
Sản phẩm của DN vì thế ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ bình dân đến cao cấp 40 độ, 60 độ đạm, mẫu mã, bao bì thay đổi bắt mắt hơn.
Sản phẩm “gạo bồ câu” của Phước Thành IV đã có mặt ở thị trường cả nước.
Vĩnh Long không phải là vùng nguyên liệu, nhưng sản phẩm nước mắm Vĩnh Long được người tiêu dùng ưa chuộng và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Ngoài Hồng Hương, có thể kể đến các thương hiệu như Đại Phát, Hòa Hiệp…
Theo các DN, lợi thế Vĩnh Long là có thị trường tiêu thụ tại chỗ, nên dù phải mua nguyên liệu từ biển Phú Quốc thì giá thành vẫn rẻ hơn.
Với thị trường gạo nội địa, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Phước Thành IV cũng cho rằng, 5 năm gần đây xu hướng người tiêu dùng ăn gạo quan tâm nhiều đến chất lượng, phải an toàn, ngon và ngày càng chú ý đến bao bì, thương hiệu, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hơn nữa, gạo Việt
Hiện các loại “gạo bồ câu” như Jasmine, 64 thơm, Tài nguyên, Hàm Châu, Thơm lài, Đài Loan… rất được tin dùng, thậm chí “còn bị nhái, ăn cắp nhãn hiệu”.
Hiện DN Phước Thành IV hiện đang thi công nhà máy gạo sạch với định hướng liên kết sản xuất với nông dân ở các cánh đồng mẫu, theo quy trình sản xuất từ giống, đến sử dụng phân, thuốc. Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ góp phần làm tăng giá trị hạt gạo và thu nhập cho nông dân. Từ đây, sẽ củng cố thị trường nội địa và DN đã tính đến chuyện “xâm chiếm” các thị trường khó tính như các nước Châu Âu.
Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin