Ngày 13/8/2014, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ tổ chức hội thảo “Kinh tế ĐBSCL trong bối cảnh kinh tế phụ thuộc, những vấn đề doanh nghiệp (DN) cần quan tâm”.
Ngày 13/8/2014, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ tổ chức hội thảo “Kinh tế ĐBSCL trong bối cảnh kinh tế phụ thuộc, những vấn đề doanh nghiệp (DN) cần quan tâm”.
Nội dung hội thảo có ý nghĩa quan trọng, thiết thực đối với DN ĐBSCL, được trình bày và chia sẻ bởi các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt
Qua đó, nhằm cung cấp và cập nhật những thông tin cần thiết và hữu ích cho DN về tình hình kinh tế Việt Nam và khu vực ĐBSCL trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và phụ thuộc, DN luôn phải đối mặt với nhiều thách thức mới.
TS. Võ Hùng Dũng qua phân tích tình hình kinh tế ĐBSCL đã đưa ra những nhận định sâu sắc về những yếu kém, lợi thế DN của vùng.
Dù nông nghiệp là nền tảng kinh tế quan trọng nhất của vùng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh không thể dựa vào phương thức cũ cho thời kỳ mới, bên cạnh sản xuất cần phải thay đổi phương thức tiếp cận thị trường, chú trọng đầu ra cho sản phẩm.
Trong khi đó, bên cạnh những yếu kém cơ sở hạ tầng, năng suất lao động đang trở thành vấn đề thách thức của ĐBSCL.
Cận cảnh hơn, bức tranh kinh tế ĐBSCL 6 tháng đầu năm theo kết quả khảo sát DN ĐBSCL do bà Nguyễn Thị Thương Linh- Phó Giám đốc VCCI trình bày, vẫn chưa thấy có nhiều điểm sáng, với các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, lượng đặt hàng… đều thấp hơn nhiều so kế hoạch năm 2014.
DN vẫn kêu khó tiếp cận vốn, lượng đơn hàng giảm đáng kể do khó khăn về thị trường, các rào cản phi thuế quan; quy định, thủ tục rườm rà; giá nguyên liệu đầu vào tăng…
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, bà Phạm Chi Lan chia sẻ những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong các FTA mới, khi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, nhất là trong đàm phán TPP, RCEP (ASEAN + 6)… Lợi ích của FTA đối với DN là rất lớn, nhưng cũng đòi hỏi DN phải nâng cao năng lực cạnh tranh căn bản.
TS. Lê Đăng Doanh đánh giá nền kinh tế phục hồi chậm, còn nhiều rủi ro, môi trường kinh doanh chưa được cải thiện. Nhất là kinh tế Việt
Trung Quốc nhập của ta 45% gạo, 60% cao su, tỷ lệ cao trái cây. Nhập lậu khoáng sản, xuất lậu số lượng lớn hàng tiêu dùng rẻ nhưng chất lượng thấp, nhiễm hóa chất độc, có hại cho sức khỏe…
Do vậy, bên cạnh nhiều giải pháp tích cực để giảm bớt phụ thuộc, theo TS. Lê Đăng Doanh nền kinh tế phải có nhiều DN dân tộc lớn và mạnh, có thương hiệu, sáng tạo, năng động, có năng lực cạnh tranh cao. Đồng thời, kinh tế dân doanh cần tái cơ cấu lại.
TRẦN PHƯỚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin