Từ vài vụ lúa qua, vấn đề của giống lúa Ma Lâm 202 đang gây ra một cuộc tranh luận. Giống lúa này vụ trước được nông dân ở một số xã huyện Mang Thít sản xuất và nay đã “nhân giống” tới huyện Trà Ôn.
Từ vài vụ lúa qua, vấn đề của giống lúa Ma Lâm 202 đang gây ra một cuộc tranh luận. Giống lúa này vụ trước được nông dân ở một số xã huyện Mang Thít sản xuất và nay đã “nhân giống” tới huyện Trà Ôn.
Cán bộ nông nghiệp lo ngại chất lượng lúa thấp (thấp hơn cả IR 50404) và thị trường đầu ra không rõ ràng, sợ thừa hàng dội chợ. Nhưng nông dân quả quyết “có nhiêu lái mua hết”, giá “cũng được”, năng suất cao và so sánh với các giống lúa hạt dài, lúa thơm “thị trường, giá cả cũng có ổn định đâu?” Nên việc khuyến khích trồng hay ngăn cản, giữa cán bộ và nông dân vẫn chưa thể gặp nhau.
Giống lúa hạt tròn này chủ yếu bán cho gà, vịt ăn nên còn gọi “lúa gà”. Nhưng không chỉ cho gà thả vườn, vịt chạy đồng ăn, mà phân khúc lớn hơn của “lúa gà” là cho gà kiểng, chim kiểng, gà nòi… ăn, được đóng gói nhỏ hoặc bán lẻ tại các cửa hàng bán chim, gà kiểng.
Dù vậy, dường như thị trường “lúa gà” này bị bỏ ngỏ và chưa thấy có khảo sát nào thử đánh giá phân khúc thị trường này.
Một doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lúa gạo cho biết, không thể nói được gì về việc nông dân trồng lúa không chất lượng hay lúa chất lượng cao, mà quan trọng là họ cảm thấy làm bán được, có giá dù chưa biết chắc có được lâu dài.
Nông dân sản xuất lúa bây giờ cũng rất “nhạy cảm”, “lúa gà” bán được thì họ trồng, nếu lúa chất lượng cao giá cao, tiêu thụ đàng hoàng họ cũng sẽ chuyển đổi theo thôi!
TS. Lê Văn Bảnh- Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cũng đồng quan điểm cho rằng hiện nay nông dân làm lúa IR 50404 không bỏ được, bởi thị trường vẫn có nhu cầu, giá lúa có thấp hơn lúa hạt dài nhưng năng suất cao.
Vấn đề quan trọng, theo ông là phải có những nghiên cứu thị trường để ước lượng, dự báo nhu cầu từng thị trường ra sao, số lượng bao nhiêu. Rồi từ đó mới định hướng chuyển đổi giống, kỹ thuật canh tác sao cho phù hợp.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin