
Đánh giá doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp (DN) ĐBSCL 6 tháng đầu năm 2014 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ cho thấy bức tranh không mấy lạc quan. Đà suy giảm năm 2013 vẫn chưa có điểm dừng khi những số liệu khảo sát mới nhất của VCCI Cần Thơ có hơn 57% DN giảm doanh thu, hơn 60% DN cho rằng năm 2014 sẽ không đạt các chỉ tiêu kế
Đánh giá doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp (DN) ĐBSCL 6 tháng đầu năm 2014 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ cho thấy bức tranh không mấy lạc quan.
Đà suy giảm năm 2013 vẫn chưa có điểm dừng khi những số liệu khảo sát mới nhất của VCCI Cần Thơ có hơn 57% DN giảm doanh thu, hơn 60% DN cho rằng năm 2014 sẽ không đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm.
Tuy trái cây là một trong những thế mạnh của đồng bằng nhưng thị trường xuất khẩu vẫn còn rất hạn chế.
Kéo dài những khó khăn cũ
Kết quả khảo sát DN ĐBSCL 6 tháng đầu năm 2014 được VCCI Cần Thơ công bố tại hội thảo “Kinh tế ĐBSCL trong bối cảnh kinh tế phụ thuộc, những vấn đề DN cần quan tâm” hôm 13/8 tại Cần Thơ cho thấy có đến 55% DN đạt lợi nhuận dưới 50% kế hoạch năm 2014.
Có đến 57,1% DN cho rằng doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ, 37,5% cho biết không đổi và chỉ có 5,4% DN có doanh thu tăng so với cùng kỳ.
Bà Nguyễn Thị Thương Linh- Tổng Thư ký Hiệp hội DN ĐBSCL, Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, so sánh tỷ lệ doanh thu, lợi nhuận năm 2012, 2013 với năm 2014 vẫn là chiều hướng đi xuống. Tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm có đến hơn 55,4% DN cho là “khó khăn hơn”.
Những yếu tố chính tác động không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là do nhu cầu thị trường trong nước sụt giảm (46,6%), 32,1% nói ảnh hưởng nhu cầu thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, vấn đề bà Nguyễn Thị Thương Linh nhấn mạnh “cần suy ngẫm” là trong khi lực lượng lao động của ĐBSCL ngày càng nhiều nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của DN, có tới 42,9% DN cho biết lao động chưa đáp ứng nhu cầu, lao động có tay nghề giảm đi.
Ngoài ra, giá thành sản xuất tăng, khó tiếp cận vốn vay, điều kiện hạ tầng giao thông kém và thiếu thông tin về thị trường, công nghệ lạc hậu… cũng là những nguyên nhân mà theo DN đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động.
Dự báo tình hình 6 tháng cuối năm, có 51,8% DN dự báo khó khăn hơn, 33,9% nói ổn định và chỉ 12,5% cho rằng sẽ tốt lên.
Những khó khăn được DN nêu ra đó là: do chính sách thay đổi và thiếu nhất quán, khó tiên liệu, đặc biệt chính sách về tiền tệ và tỷ giá thay đổi khó lường, gây nhiều khó khăn cho DN; thiếu công nhân có tay nghề sản xuất trực tiếp;
các rào cản thương mại ngày càng nhiều; sự kiện giàn khoan Hải Dương- 981 tác động đến tâm lý kinh doanh và đầu tư; đầu ra các sản phẩm ngày càng khó khăn (thị trường, cạnh tranh, đơn hàng ít…); chi phí sản xuất tăng, trong đó có giá cả nguyên liệu, xăng, nhân công… biến động.
Có tới 60,7% DN dự báo cho rằng năm 2014 không đạt được các chỉ tiêu của kế hoạch năm 2014. Cũng như các DN, các chuyên gia đều nhận định nền kinh tế chựng lại, có dấu hiệu đang đi xuống.
Theo bà Phạm Chi Lan- Chuyên gia kinh tế cao cấp, 5 trở ngại của DN hiện nay như: vốn, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, lao động- nhân lực và thuế từ những năm 2007- 2008 đến nay vẫn chưa thay đổi và ĐBSCL có tỷ lệ DN phá sản, giải thể cao nhất.
ĐBSCL luôn trong tình trạng khát vốn. Mặc dù, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp tháo gỡ như tái cơ cấu DN nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng, cấp vốn vay ưu đãi
cho DN…
Cần mạnh mẽ tái cấu trúc DN
Theo TS. Võ Hùng Dũng- Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ, ĐBSCL là khu vực năng động có nhiều DN tham gia xuất khẩu trong các lĩnh vực lúa gạo, thủy- hải sản, rau củ quả. Hàng triệu hộ kinh doanh trong nông nghiệp, thương mại, sản xuất nhỏ không đăng ký thành lập DN.
Các DN và hộ kinh doanh dựa trên nền tảng nhu cầu thực tế của nền kinh tế chủ yếu gắn với sản xuất, chế biến thương mại và dịch vụ đời sống. Hộ kinh doanh nhỏ rất năng động (thương lái, hàng xáo…) là điểm đặc biệt và cũng là nét đặc trưng kinh tế của vùng.
Tuy nông nghiệp là nền tảng kinh tế quan trọng nhất của ĐBSCL, nhưng TS. Võ Hùng Dũng cho rằng không thể dựa vào phương thức cũ cho thời kỳ mới.
Bởi ĐBSCL không chỉ có nông nghiệp mà còn các lợi thế kinh tế biển, phát triển công nghiệp- dịch vụ và quá trình của sự dịch chuyển cấu trúc kinh tế đang bắt đầu.
Đó là thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, hỗ trợ và phát triển DN, xây dựng mối liên kết vùng, xây dựng hình ảnh địa phương… Bên cạnh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu DN.
Bên cạnh các hỗ trợ chính sách của Chính phủ, bà Nguyễn Thị Thương Linh cho rằng DN ĐBSCL phải thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc DN, xem giai đoạn khó khăn là thử thách và dịp để tái cấu trúc DN, đổi mới nhân sự nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tăng cường liên kết trong kinh doanh…
Chuyên gia kinh tế cao cấp TS. Lê Đăng Doanh, khẳng định kinh tế dân doanh cần tái cơ cấu, phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa để thoát khỏi phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc.
DN cần tái cơ cấu tài chính, sản xuất, chuyển sang sản xuất theo nhu cầu thị trường thay vì sản xuất theo truyền thống, tái cơ cấu và hiện đại hóa sản xuất, kinh doanh.
Có thể chấp nhận sự tham gia của nhà đầu tư vào DN. Cần liên kết chuỗi giá trị, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, khai thác thị trường mới như Nhật Bản, Châu Âu, đáp ứng nhu cầu cao hơn nhưng có giá cao hơn.
Cơ sở hạng tầng yếu kém, trong đó có giao thông thủy- bộ của ĐBSCL, dù thời gian qua đã được cải thiện nhiều.
TS. Lê Đăng Doanh
DN ĐBSCL cần hợp tác với các viện, trường đại học, hiệp hội DN trong và ngoài nước để vận dụng khoa học- công nghệ, nâng cao chất lượng lao động (vận dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin); sử dụng các mạng Facebook, Twitter bằng tiếng Anh, Nhật, Trung Quốc… để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình cho họ. Bà Phạm Chi Lan
Nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, kết thúc đàm phán sẽ có 55 FTA (Hiệp định thương mại tự do) với các đối tác kinh tế lớn và trong khu vực, kể cả tham gia các FTA “thế hệ mới” (TPP, VN-EU FTA). Sẽ có nhiều thách thức đối với Việt |
Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin