Ông Lương Đức Long- Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) cho biết, LĐ Việt Nam có nguy cơ không còn cơ hội làm việc tại Hàn Quốc do nước này có thể đóng cửa thị trường nhằm đối phó với tình trạng LĐ Việt Nam cư trú bất hợp pháp.
Ngoài rèn ngoại ngữ, tay nghề, lao động cần thực hiện nghiêm kỷ luật lao động để có cơ hội đi làm việc tại các nước phát triển.
Ông Lương Đức Long- Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) cho biết, LĐ Việt Nam có nguy cơ không còn cơ hội làm việc tại Hàn Quốc do nước này có thể đóng cửa thị trường nhằm đối phó với tình trạng LĐ Việt Nam cư trú bất hợp pháp.
Một người vi phạm- nhiều người chịu thiệt
Hàn Quốc là thị trường LĐ hấp dẫn đối với LĐ Việt
Thực hiện chương trình cấp phép LĐ cho LĐ nước ngoài của Hàn Quốc (chương trình EPS), từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đưa gần 74.000 lượt LĐ sang làm việc tại Hàn Quốc, mỗi năm có từ 8.000- 11.600 LĐ mới của Việt Nam sang làm việc.
Song, từ cuối năm 2010 đến nay, số LĐ Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng không về nước mà ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc luôn ở mức gần 50%, có thời điểm lên đến 57%. Tỷ lệ này trong tháng 10/2013 giảm xuống còn 38,2%, nhưng tháng 11/2013 lại tăng lên 42,5% và đến tháng 1/2014 tăng đến 49%.
Tại hội nghị vận động, tuyên truyền LĐ ở Hàn Quốc về nước đúng hạn vừa được Cục Quản lý LĐ ngoài nước phối hợp với Sở LĐ-TB và XH tỉnh Vĩnh Long tổ chức tại UBND Vũng Liêm vào chiều 2/7/2014, ông Lương Đức Long cho hay tình trạng LĐ Việt Nam bỏ trốn sau khi hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc luôn đứng ở mức cao trong vài năm qua.
Hiện vẫn còn hơn 14.000 LĐ Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc, chiếm hơn 40% trong tổng số LĐ bỏ trốn của 14 quốc gia có ký kết chương trình EPS.
Cuối năm 2013, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký kết bản ghi nhớ đặc biệt nối lại chương trình EPS cho 3 nhóm đối tượng đặc biệt. Tuy nhiên, hạn ngạch cho LĐ Việt
Đồng thời, theo yêu cầu của phía Hàn Quốc, cuối tháng 11/2014, trước khi bản ghi nhớ đặc biệt hết hiệu lực, căn cứ vào tỷ lệ LĐ Việt Nam bỏ trốn, 2 bên sẽ xem xét tiếp tục hay không việc ký bản ghi nhớ bình thường về chương trình EPS như những năm trước đây.
Nếu không có những biện pháp quyết liệt hơn từ cơ quan chức năng 2 nước nhằm giảm tỷ lệ LĐ bỏ trốn thì rất có thể người LĐ Việt Nam sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường này.
Ông Đức Long nhấn mạnh: “Đây sẽ là một thiệt hại rất lớn về kinh tế, trước đây mỗi năm có khoảng 8.000- 12.600 LĐ mới từ Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc nhưng trong năm 2013, chỉ có 2.740 LĐ được đưa đi”.
Không vì lợi ích của mình mà làm mất uy tín của nước Việt
Anh Nguyễn Quốc Thọ (ấp Hiếu Hậu, xã Hiếu Nghĩa- Vũng Liêm) làm việc tại Hàn Quốc vừa trở về nước đúng hợp đồng trong tháng 6/2014 đã chia sẻ như vậy. |
Vận động, tuyên truyền LĐ về nước đúng hạn
Theo Sở LĐ-TB và XH tỉnh, tính đến ngày 30/6/2014, Vĩnh Long có 125 LĐ hết hợp đồng làm việc tại Hàn Quốc phải về nước. Hiện có 47 LĐ đã về nước, 78 LĐ chưa về nước.
Thời gian qua, Sở LĐ-TB và XH tỉnh đã tiến hành triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động gia đình có người LĐ hết hạn hợp đồng kêu gọi người thân của mình về nước đúng quy định. Nhờ vậy, trong số 47 LĐ về nước đúng hạn đã có 28 LĐ được tiếp tục sang Hàn Quốc và 10 LĐ được kiểm tra tiếng Hàn để chuẩn bị sang Hàn Quốc làm việc.
LĐ tìm hiểu thông tin xuất khẩu LĐ tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Vĩnh Long.
Cô Lê Thị Như (xã Trung Thành Tây- Vũng Liêm) là mẹ của Lâm Minh Hòa đang làm việc tại Hàn Quốc và đến tháng 10 năm nay Hòa hết hạn hợp đồng.
Cô Như tâm sự: “Con qua bển làm được, có tiền nhiều, cũng gởi về kha khá giúp gia đình. Tui được cán bộ đến tuyên truyền và dự hội nghị này cũng hiểu được mình làm đúng hợp đồng thì sẽ có cơ may qua bển làm tiếp vài năm. Con tui cũng gọi điện nói về nước sẽ xin qua đó làm tiếp”.
Ông Nguyễn Thanh Nhân- Trưởng Phòng Việc làm- Tiền lương thuộc Sở LĐ-TB và XH tỉnh cho biết:
Sở tiếp tục phối hợp cùng các ngành tuyên truyền các thông tin cần thiết, vận động gia đình có LĐ hết hạn hợp đồng kêu gọi người thân về nước đúng quy định; thông báo danh sách LĐ sắp hết hạn hợp đồng đến các địa phương theo dõi, thông báo đến từng gia đình để động viên con em về nước.
Đồng thời, tuyên truyền về quyền lợi khi LĐ về nước đúng thời hạn cũng như các chế tài xử lý, xử phạt đối với các trường hợp LĐ vi phạm pháp luật, bỏ trốn, không về nước đúng thời hạn khi kết thúc hợp đồng LĐ.
Để có giải pháp giảm tình trạng LĐ Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, ông Lương Đức Long- Phó Giám đốc Trung tâm LĐ ngoài nước cho biết: Bộ LĐ-TB và XH tiếp tục đẩy mạnh giải pháp tuyên truyền vận động gia đình có con em làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng quy định; có các chế tài ràng buộc LĐ như ký quỹ 100 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính 100 triệu đồng và cấm đi làm việc nước ngoài nếu LĐ không về nước đúng quy định theo Nghị định 95 của Chính phủ.
Đồng thời, chỉ chi trả số tiền từ 4.500- 5.000 USD trợ cấp thôi việc ở Việt
Bài, ảnh: QUYÊN ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin