Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

10:07, 18/07/2014

Đến thời điểm này, ĐBSCL đã thu hoạch hơn 740.000ha lúa Hè Thu, chiếm hơn 43% diện tích đã gieo sạ, năng suất bình quân 5,6 tấn/ha.

Đến thời điểm này, ĐBSCL đã thu hoạch hơn 740.000ha lúa Hè Thu, chiếm hơn 43% diện tích đã gieo sạ, năng suất bình quân 5,6 tấn/ha.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa đã sấy khô (loại thường) bán tại kho từ 5.300- 5.400 đ/kg, lúa chất lượng cao từ 5.500- 5.600 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 từ 7.000- 7.100 đ/kg, loại làm ra gạo 25% tấm từ 6.750- 6.850 đ/kg.
 
Với giá thành sản xuất ở mức 4.200 đ/kg, nông dân lãi từ 26% trở lên. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra cho mặt hàng nông sản chủ lực của đồng bằng đến nay vẫn nóng hổi. Nhiều doanh nghiệp ngoài VFA còn kể khó vì không thể xuất khẩu gạo sang các thị trường có hợp đồng tập trung (hợp đồng chính phủ).

Tại hội nghị “Góp ý đa dạng hóa thị trường xuất khẩu” diễn ra tại TP Cần Thơ hồi đầu tuần, nhiều doanh nghiệp cho biết xuất khẩu gạo những tháng đầu năm rất khó và nếu không có gì đột biến thì khó khăn này vẫn tiếp diễn đến cuối năm.

Mà một trong những nguyên nhân khiến hoạt động xuất khẩu gạo của doanh nghiệp sụt giảm là do bị hạn chế quyền đăng ký hợp đồng xuất khẩu vào những thị trường tập trung như Indonesia , Malaysia , Philippines

Nhiều doanh nghiệp thẳng thắn phản ánh thực tế rằng họ vẫn bị VFA làm khó dễ khi đăng ký xuất khẩu vào thị trường tập trung, có nguy cơ làm phá vỡ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ của ngành lúa gạo. Mặt khác, một số doanh nghiệp cho rằng để tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhất thiết phải mở rộng và khai thác những thị trường khác như Úc, Mỹ, Trung Đông, Châu Âu,...

Và vì thế, bên cạnh mở rộng thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vẫn cần liên kết tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, tránh cạnh tranh không lành mạnh và phá giá lẫn nhau!

Bido2_40.com

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh