Tại diễn đàn “Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 31/5/2014 tại Bến Tre, bên cạnh chia sẻ về sản xuất và tiêu thụ trái cây, một số nhà chuyên môn đã đưa ra những khuyến cáo cần thận trọng đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này. Dù xuất khẩu trái cây đang tăng cao.
Tại diễn đàn “Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 31/5/2014 tại Bến Tre, bên cạnh chia sẻ về sản xuất và tiêu thụ trái cây, một số nhà chuyên môn đã đưa ra những khuyến cáo cần thận trọng đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này. Dù xuất khẩu trái cây đang tăng cao.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, đến cuối tháng 5/2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt khoảng 472 triệu USD, tăng gần 100 triệu USD so cùng kỳ năm ngoái. Thị trường tiêu thụ trái cây Việt
Ví dụ như trái thanh long, nếu như năm 2008 chỉ được xuất sang thị trường duy nhất là Mỹ (thị trường khó tính) thì năm 2009 đã mở rộng sang thị trường Nhật Bản và đến nay Hàn Quốc, Chile và New Zealand cũng đã chấp nhận nhập thanh long Việt Nam.
Cũng vậy, trái xoài hiện đã xuất được vào Hàn Quốc, New Zealand và nhiều khả năng sẽ được Mỹ, Nhật Bản và Úc chấp nhận nhập khẩu trong năm 2014 và 2015. Chôm chôm hiện cũng được một số doanh nghiệp của Việt
Tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết sắp tới hoạt động xuất khẩu một số loại trái cây chủ lực sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do sản xuất manh mún, tự phát, chất lượng trái còn thấp, đầu tư công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, đóng gói, chuỗi cung ứng trái cây thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả… chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ xuất khẩu.
Và do vậy, để trái cây ĐBSCL có thể cạnh tranh được, thì những hạn chế trên đây cần phải được cải thiện.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin