
Được sự hỗ trợ kỹ thuật Dự án DBRP Bến Tre, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng mô hình liên kết thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa Tổ hợp tác sản xuất lúa ấp Giồng Trôm, xã An Ngãi Tây (Ba Tri) với Công ty Lương thực tỉnh Bến Tre.
Được sự hỗ trợ kỹ thuật Dự án DBRP Bến Tre, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng mô hình liên kết thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa Tổ hợp tác sản xuất lúa ấp Giồng Trôm, xã An Ngãi Tây (Ba Tri) với Công ty Lương thực tỉnh Bến Tre.
![]() |
Thu hoạch lúa trên cánh đồng An Ngãi Tây. Ảnh: Diên Tùng |
Mô hình có 40 hộ tham gia, trồng giống lúa OC 10 với diện tích 28ha. Trong quá trình thực hiện, nông dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa OC 10, tập huấn kiến thức về thị trường, tính chi phí, xác định giá thành cho các thành viên tổ hợp tác, đồng thời ký hợp đồng với 1 khuyến nông viên để hỗ trợ kỹ thuật, thường xuyên thăm đồng giúp bà con quản lý sâu bệnh...
Đồng thời, Hội Nông dân tỉnh tổ chức gặp gỡ trao đổi thông tin, yêu cầu giữa các thành viên tổ hợp tác sản xuất lúa xã An Ngãi Tây với Công ty Lương thực tỉnh. Hai bên đã thống nhất ký hợp đồng với những nội dung cơ bản như: độ ẩm 17%, mua cao hơn giá lúa thị trường 1,5%, tổ thông báo thời gian, địa điểm thu gom trước 5 ngày, công ty thanh toán bằng tiền mặt sau khi cân lúa.
Ngoài ra, Hội còn tổ chức tham quan Hợp tác xã nông nghiệp Long Bình - xã Long Điền A (Chợ Mới, An Giang) để các thành viên tổ hợp tác học hỏi kinh nghiệm thực tế mô hình và quy trình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ lúa.
Qua hơn 5 tháng thực hiện mô hình, Tổ hợp tác sản xuất lúa ấp Giồng Trôm đã bán được lúa cho Công ty Lương thực tỉnh theo hợp đồng. Lúa giống OC 10 đảm bảo chất lượng nên giảm chi phí phân, thuốc, năng suất đạt trên 7 tấn/ha, giá bán từ 5.800đ-5.850đ/kg (cao hơn giá thị trường cùng thời điểm 2%), chi phí thu hoạch bằng máy 1 triệu đồng/ha (tiết kiệm hơn so với thuê công lao động 25%) nên thành viên tổ hợp tác tăng lợi nhuận được 40%.
Theo Đồng Khởi Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin