“Mới đòi nợ đạt, tưởng tháng này tiêu rồi”- một nhân viên quan hệ khách hàng ở ngân hàng vui ra mặt khi vừa thu hồi nợ đủ chỉ tiêu.
“Mới đòi nợ đạt, tưởng tháng này tiêu rồi”- một nhân viên quan hệ khách hàng ở ngân hàng vui ra mặt khi vừa thu hồi nợ đủ chỉ tiêu.
Trong khi mấy đồng nghiệp khác rầu rĩ vừa chạy đua doanh số huy động, vừa nài nỉ “mở thẻ dùm em, thanh toán qua thẻ nhiều tiện ích, an toàn”. Khách đưa đẩy: “Thẻ làm chi cho mệt. Chủ cửa hàng vẫn ưng tiền trao cháo múc thôi”.
“Vì chỉ tiêu cho em, mở thêm cái thẻ có hề gì. Chưa xài tới cũng có lúc dùng, ví dụ cuối tháng cơ quan chưa kịp chuyển lương mà khách tới chơi nhà cũng có cái thẻ để mà vay, đỡ vất vả chạy vạy tiền nong”.
Ngân hàng nào cũng có em dễ thương kêu mở thẻ dùm. Nên thẻ mở cứ mở cho vào bóp, xanh đỏ tím vàng, visa, vip, master… lòe thiên hạ cũng hay.
Chạy đua chỉ tiêu không là chuyện của ngành hàng, lĩnh vực nào. Anh bạn trẻ làm nhóm trưởng một ngành hàng tiêu dùng: mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, băng vệ sinh… than trời “tuần cuối tháng chạy đắm đuối để đạt chỉ tiêu”.
Anh bảo những năm trước làm một tuần, ngồi chơi xơi cà phê suốt tháng, còn năm nay chạy suốt ngày mà vẫn khó đạt. Phải chăng sức mua thị trường yếu? “Không phải. Mà là cạnh tranh, có khi hàng nhà… đánh hàng nhà.
Hàng mình lấy từ nhà phân phối chính thức cho nhà bán lẻ 10% huê hồng, nhưng cũng có doanh nghiệp lấy nguồn hàng từ các siêu thị đưa nhà bán lẻ đến 15% huê hồng. Nhãn hàng của mình nhưng không phải mình bán, mới đau. Nhưng cũng phải nhào vô…”- anh bạn trẻ bảo, uống vội ngụm cà phê rồi vọt vì “số” còn quá cao mà tháng sắp hết.
Nghề bán hàng trực tiếp thường là nghề của những người năng động, nhất là bạn trẻ mới ra trường, “hưởng lương theo doanh số là chuyện nhỏ, mà quan trọng càng thử thách càng mua được nhiều bài học hay”.
Bido2_40.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin