
Cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và người dân tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu ngành công thương tăng cường mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đảm bảo cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu.
Cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và người dân tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu ngành công thương tăng cường mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đảm bảo cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu.
Năm 2014, tỉnh tiếp tục tăng cường các giải pháp hỗ trợ DN hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mở rộng thị trường, đẩy mạnh hội nhập quốc tế
Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2013 kinh tế có nhiều điểm sáng, với ghi nhận tăng trưởng của các lĩnh vực như: sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước…
Sản xuất công nghiệp năm 2013 có sự phục hồi, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, ước chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,9%, chỉ số hàng tồn kho đã giảm dần. Thị trường trong nước tiếp tục được mở rộng, đảm bảo cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế.
Xuất khẩu nổi bật khi là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam xuất siêu kể từ năm 2007 sau khi gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2012, xuất siêu 863 triệu USD. Đây cũng là năm sôi động của hoạt động hội nhập kinh tế.
Năm 2014, dự báo kinh tế thế giới sẽ có sự phục hồi tích cực hơn, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro và chưa vững chắc. Theo ông Trần Quang Nghị- Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt
Tuy nhiên, khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có tốc độ đầu tư rất cao, trong khi DN trong nước thiếu hụt cả tiềm lực tài chính, khả năng thu xếp vốn, liên kết… Vì vậy theo ông, Chính phủ sớm phê duyệt quy hoạch ngành dệt may Việt nam đến năm 2030, cần nghiên cứu gói tín dụng hỗ trợ cho các DN để nâng cao sức cạnh tranh.
Tổng Thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam Trương Đình Hòe thì cho rằng, xuất khẩu thủy sản Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu từ nuôi trồng, do đó cần chú trọng đến các giải pháp để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Cần tiếp tục hỗ trợ DN duy trì các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm. Hỗ trợ nhiều hơn cho DN trong các vấn đề tranh chấp thương mại và cải cách các thủ tục hành chính để tiết giảm chi phí sản xuất…
Chính vì vậy, tập trung tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; từng bước lấy lại đà tăng trưởng cao của ngành công nghiệp; nâng cao ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh doanh… là những yêu cầu đặt ra cho ngành công thương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện các cơ chế, thể chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN và người dân tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh, mở rộng thị trường trong nước để tạo động lực cho sản xuất công nghiệp và tiêu dùng. Thủ tướng đề nghị với vai trò đầu mối, ngành công thương chủ động, tích cực hơn trong việc đàm phán các FTA, TPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU cùng với đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến về các FTA, hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập hoặc đang trong quá trình đàm phán để các cơ quan, địa phương, DN và người dân chủ động khai thác có hiệu quả.
Vĩnh Long hướng đến sản xuất công nghiệp tăng 13,5%
Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 của tỉnh Vĩnh Long duy trì mức tăng trưởng khá, với sự tác động tích cực từ các chủ trương, chính sách đã hỗ trợ DN chủ động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những thách thức của nền kinh tế vẫn đòi hỏi nhiều nỗ lực vượt khó trong điều hành của chính quyền và các DN để hoàn thành các mục tiêu trong năm mới.
Theo Sở Công thương tỉnh, mục tiêu năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp (GSS 2010) phấn đấu đạt 21.800 tỷ đồng, tăng 13,68% so năm 2013. Một số ngành có khả năng duy trì mức tăng trưởng cao như: chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, may mặc, giày thể thao, xi măng, nước máy.
Còn xét về chỉ số sản xuất công nghiệp định hướng tăng 13,5%, trong trường hợp các ngành chủ lực duy trì mức tăng trưởng khá, các dự án đầu tư tạo năng lực mới như Nhà máy bia Sài Gòn, gạch không nung đáp ứng kịp tiến độ, thì kỳ vọng có khả năng tăng 14%.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 phấn đấu đạt 380 triệu USD, tăng 15,5% so năm 2013. Tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu đạt 33.600 tỷ đồng, tăng 16,3%.
Để đạt những mục tiêu đó, bên cạnh thực hiện các giải pháp của Chính phủ, theo Sở Công thương, tỉnh cũng đề ra các giải pháp tích cực ngay từ đầu năm. Trong đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ DN theo Nghị quyết 02 để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hỗ trợ DN đẩy nhanh tiến độ sản xuất các phẩm mới (bia, gạch không nung).
Tổ chức lại sản xuất ngành gạch gốm có hiệu quả. Tỉnh có kế hoạch hỗ trợ, động viên DN đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu mới, nhất là mặt hàng gạo, thủy sản chế biến, phân bón. Tạo điều kiện cho các DN tham gia các hội chợ trong và ngoài nước. Tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh
Đây là một trong những nhóm giải pháp chương trình hành động năm 2014 của Bộ Công thương. Trong đó, tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn cho DN, hợp tác xã, hộ sản xuất. Rà soát, sửa đổi bổ sung, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
|
Bài, ảnh: LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin