Trong một cuộc thăm dò nho nhỏ về cách để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, có doanh nhân nói phải cơ cấu lại sản xuất, giảm đầu tư dàn trải, tập trung thế mạnh. Có doanh nhân bảo phải cắt lỗ và đừng sợ xấu hổ.
Trong một cuộc thăm dò nho nhỏ về cách để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, có doanh nhân nói phải cơ cấu lại sản xuất, giảm đầu tư dàn trải, tập trung thế mạnh. Có doanh nhân bảo phải cắt lỗ và đừng sợ xấu hổ.
Có doanh nhân cho biết “ngọa hổ tàng long”- khó khăn của người này có khi lại là cơ hội cho người khác, cần nhạy bén chớp thời cơ. Nhưng người viết ấn tượng ý kiến của doanh nhân “đầu tư nguồn nhân lực”, ông coi nhân lực là tài sản công ty và đầu tư càng nhiều thì tài sản càng lớn, có tài sản lớn vượt qua “sóng gió” dễ dàng hơn.
Khát nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề làm đau đầu các nhà lãnh đạo ở vùng ĐBSCL khi các nhà đầu tư đặt vấn đề. Là một tỉnh “đất học”, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn than phiền nguồn nhân lực cấp cao ở Vĩnh Long quá hiếm. Nhất là trong các ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, vận hành máy móc hiện đại hay ngân hàng.
Ngành ngân hàng không thiếu nhân viên, nhưng tìm kiếm một CEO (giám đốc điều hành) không hề dễ, nhiều chi nhánh phải cắt cử người từ TP Hồ Chí Minh hay TP Cần Thơ tới điều hành.
Trong khi đó, thông tin bất ngờ khi Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh công bố xu hướng nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn năm 2014 lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 37,29%, còn trình độ đại học chỉ chiếm 13,68%.
Điều này dẫn đến nguy cơ thất nghiệp nhiều nhất là nhóm lao động có trình độ đại học. Nó không chỉ mâu thuẫn trong chính sách đào tạo và sử dụng mà còn mâu thuẫn với mục tiêu phát triển kinh tế khi mà nhu cầu sử dụng chưa qua đào tạo tăng, trong khi lao động có tay nghề được đào tạo giảm.
Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, hệ thống giáo dục Việt
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin