Gần 2 tuần cước 3G tăng giá, nhiều người tiêu dùng vẫn không hết choáng váng. Nhiều thuê bao đang chọn rút lui khỏi nhà mạng, còn một số chọn giải pháp an toàn.
Gần 2 tuần cước 3G tăng giá, nhiều người tiêu dùng vẫn không hết choáng váng. Nhiều thuê bao đang chọn rút lui khỏi nhà mạng, còn một số chọn giải pháp an toàn.
Sử dụng 3G cho máy tính bảng, máy tính xách tay, điện thoại là một phần không thể thiếu của nhiều người hiện nay.
Tăng cước: “Trăm khó đổ đầu thuê bao”!
Chuyện tăng cước dường như rất bình thường bởi chỉ tính trong năm nay đã có một số nhà mạng điều chỉnh giá cước. Tuy nhiên, trong đợt tăng gần nhất vào ngày 16/10 vừa qua, cả 3 nhà mạng (Mobifone, Viettel và Vinaphone) đồng loạt tăng giá cước, đặc biệt là có những gói cước điều chỉnh đến nỗi nhiều người dùng phải ngỡ ngàng.
Theo giá cước điều chỉnh, các gói thuê bao không giới hạn của các nhà mạng (Mimax của Viettel, MIU của Mobifone và gói MAX của Vinaphone) phù hợp với người dùng phổ thông đã đồng loạt tăng 20.000 đ/tháng (từ 50.000 đ/tháng lên 70.000 đ/tháng).
“Sốc” hơn, giá cước các thuê bao sử dụng D-Com 3G cho máy tính tăng gấp 3 lần (từ 60 đ/MB lên 200 đ/MB).
Dù vậy, dung lượng vẫn giữ nguyên. Cụ thể, cả 2 gói cước Mimax và MIU thì khách hàng được sử dụng mức dung lượng 600MB ở tốc độ truy cập 3G với tốc độ tải xuống 8 Mbps, và tốc độ tải lên 2 Mbps. Vượt quá mức dung lượng trên, tốc độ truy cập 3G sẽ xuống mức thấp 2G (GPRS) có thể từ 256/128 Kbps, thậm chí xuống còn 32/32 Kbps.
Theo trả lời trực tuyến từ Cục Viễn thông: “Chúng tôi không ấn định cụ thể cho nhà mạng là tăng bao nhiêu. Trong lần điều chỉnh cước lần này có gói cước 3G tăng, có gói cước giữ nguyên, thậm chí có gói cước 3G giảm tới 40% so với trước đó. Nhưng tính toán đợt điều chỉnh cước 3G của các nhà mạng cho thấy đợt này trung bình giá cước tăng khoảng 20%”.
Còn các doanh nghiệp cho rằng: “Viễn thông, công nghệ thông tin là lĩnh vực thay đổi rất nhanh, nhà mạng luôn cần tái đầu tư để phát triển. Nếu bán dưới giá thành, nhà mạng không có đầu tư tiếp để nâng cao chất lượng mạng lưới, phát triển công nghệ mới thì có thể dẫn đến nguy cơ lạc hậu, thị trường sụp đổ và người chịu thiệt nhất là khách hàng”.
Làm việc tại một công ty chứng khoán ở Cần Thơ, anh Văn Mao nhận định, nhà mạng lên tiếng các ứng dụng OTT (hay gọi là những dịch vụ trên Internet được dùng miễn phí hiện nay như Viber, Skype, Zalo, Kakao Talk,…) không ảnh hưởng đến việc tăng giá cước.
Tuy nhiên, một điều không ai bảo ai nhưng những người dùng thông thường nhất cũng biết rõ là các ứng dụng nhắn tin, gọi video miễn phí này đã làm “nức lòng” biết bao người dùng điện thoại đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà mạng.
“Như vậy, rốt cuộc thay vì “đánh” sang nhà phát triển ứng dụng OTT, hay phát triển cạnh tranh theo hướng đa dịch vụ, thu hút thị phần thì nhà mạng lại chĩa mũi tên sang người tiêu dùng, và không biết người tiêu dùng còn bị đổ bao nhiêu phí trong thời gian tới, thiệt là trăm khó đổ đầu thuê bao”- anh Văn Mao chia sẻ.
Gói cước D-Com 3G được điều chỉnh bất ngờ nhất.
Tháo chạy hay “sống chung với… cước”?
Đăng Khoa làm việc tại UBND Phường 4 (TP Vĩnh Long) cho biết, gia đình sử dụng đường truyền Internet có sẵn modem phát sóng wifi nên cả nhà toàn chuyển qua sử dụng dòng điện thoại cảm ứng.
Một chiếc điện thoại cảm ứng khoảng một triệu đồng, có thể cài đặt các ứng dụng để nhắn tin, gọi điện miễn phí. Do vậy, nếu dùng điện thoại bình thường như trước đây không sử dụng các ứng dụng miễn phí thì một tháng tốn cả trăm ngàn tiền gọi, nhắn tin, còn bây giờ sử dụng thì số tiền nạp đã giảm đi rất nhiều.
Anh Đăng Khoa đúc kết, đối với dùng 3G trên di động chắc phải cân nhắc hơn bởi giá thuê bao khá cao. Riêng việc sử dụng các gói 3G cho máy tính bảng, máy tính xách tay thì giá cước tăng khiến người dùng buộc phải thông minh hơn. Sử dụng Internet di động sao cho hợp lý hơn, tránh sa đà vào các dịch vụ giải trí ngốn nhiều dung lượng như nghe nhạc, xem video,... thay vào đó, chúng ta chỉ dồn sức sử dụng các dịch vụ hữu dụng tối thiểu như làm việc hoặc xem tin tức. |
Khi tăng giá, em đã hủy gói cước 3G ưu đãi cho sinh viên và chỉ giữ 3G của Vietnammobile vì mạng này vẫn giữ nguyên giá. Còn nhiều bạn đã hủy luôn dịch vụ 3G và chỉ sử dụng bên sóng wifi.
Truy cập mạng bằng laptop qua D-Com 3G, nhà báo Phan Duy cho biết, trong những chuyến công tác vùng sâu, vùng xa thì chiếc laptop mà không có 3G gần như mất tác dụng. Tuy nhiên, từ khi tăng cước việc lựa chọn gửi tin bài lại càng khiến anh và nhiều anh em đồng nghiệp “đau đầu”.
“Trước kia, một tháng nạp 100 ngàn trở lại là tha hồ lướt web đọc báo, lên facebook, gửi email về tòa soạn. Trong khi đó, những ngày gần đây, nạp 100 ngàn sử dụng không được bao lâu là hết sạch, tính đâu bị lỗi, nạp tiếp lại hết. Giật mình, nhớ lại thì ra là do cước phí đã chỉnh tăng rồi”- Phan Duy than.
Vừa mua điện thoại và đăng ký sử dụng 3G để tiện xem tin tức, trao đổi email, anh Nguyễn A. (xã Hòa Phú- Long Hồ) nói: Tôi đang sử dụng thuê bao trả trước của Viettel, nghe thông tin là cước 3G tăng rất nhiều nên rất ngán vì hiện gói đang sử dụng là 50.000 đ/tháng rồi, nếu tăng thêm nữa thì mỗi tháng phải nạp gần cả trăm ngàn để trừ cước 3G”.
Vừa cắt dịch vụ 3G của mạng Mobifone, chị N.H. (Phường 8- TP Vĩnh Long) nói: “Trước đây tôi sử dụng gói MIU, giá 50.000 đ/tháng. Sau khi nhà mạng gửi thông báo tăng giá thì tôi cắt ngay. Bởi vừa cước điện thoại vừa cước 3G, ngán lắm!”
Thuê bao di động này đã hủy dịch vụ vì không chịu nổi gói cước điều chỉnh lần này.
Chị D.P. (Phường 2- TP Vĩnh Long) thì lắc đầu: “Tôi vừa được “tặng” một USB 3G của Mobifone. Lúc mua nhân viên giới thiệu “chỉ cần 80.000 đ/tháng là có thể truy cập thoải mái”.
Tuy nhiên, chỉ dùng có vài ngày đầu tháng là hết dung lượng tốc độ cao, nên sau đó chỉ còn đọc báo, mà có khi phải ngắt rồi kết nối lại vài lần mới được. Bởi vậy, hiện hàng tháng tôi vẫn phải đóng tiền đều đều (đóng suốt 12 tháng) trong khi 3G chỉ để nằm không. Theo tôi, người bán nên tư vấn cho khách hàng rõ ràng, vì không phải ai cũng hiểu về công nghệ cao”.
Chị T.D. (xã Thạnh Quới- Long Hồ) thì nói: “Không thể phủ nhận tiện ích của 3G là nhỏ gọn, tiện dụng, giúp người dùng có thể kết nối Internet mọi lúc, mọi nơi”. Tuy nhiên, chị cũng bức xúc: “Nhiều khi về quê, chấp nhận tốn tiền để mở email, xem video clip bằng 3G nhưng chờ mãi. Nhiều lúc xem tin tức còn trật vuột. Chất lượng đã vậy mà còn tăng giá cước nữa, mà tăng giá thì chất lượng có cải thiện hay không?”
Theo dõi từ các diễn đàn công nghệ lớn ở Việt
Theo tổng đài, khi thuê bao di động hủy bỏ gói các cước 3G không giới hạn dung lượng thì thuê bao vẫn có thể truy cập mạng, sử dụng Internet bình thường bởi khi đó sẽ trả về gói cước mặc định, sử dụng bao nhiêu tính bấy nhiêu, giá cước 75 đ/50KB. |
Bài, ảnh: TẤN ANH - TUYẾT HIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin