“Trái cây phải đem được đô la về”- ông Huỳnh Thanh Bá- Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương (Cao Lãnh- Đồng Tháp) đã nói về ước mong của vùng xoài cát Hòa Lộc, cát Chu. Và đây cũng là mong ước của đại đa số nông dân làm ra đặc sản.
“Trái cây phải đem được đô la về”- ông Huỳnh Thanh Bá- Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương (Cao Lãnh- Đồng Tháp) đã nói về ước mong của vùng xoài cát Hòa Lộc, cát Chu. Và đây cũng là mong ước của đại đa số nông dân làm ra đặc sản.
Sản xuất nông sản theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP đáp ứng nhu cầu nội địa và toàn cầu hiện đã không còn là vấn đề quá lớn đối với nông dân. Họ rất tự tin “thị trường yêu cầu sao cũng làm được”. Thực tế là hiện nay, từ xoài, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, đến lúa, rau màu… đã đạt GAP.
Nhiều mô hình nuôi thủy sản mới đã theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP, nuôi kết hợp, nuôi thân thiện môi trường…
Khi đó, nông dân có “sản phẩm chuẩn” đòi hỏi “phải được giá cao hơn”. Nhưng chỉ một số sản phẩm như xoài Cao Lãnh “mua giá cao hơn 3.000-5.000đ nếu bà con bao trái”. Các sản phẩm nông- thủy sản khác, tuy đạt chuẩn xuất khẩu vẫn chưa tìm được chỗ đứng xứng đáng.
Trong khi theo nhận định của Bộ Công thương, mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt
Bên cạnh việc quá phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu truyền thống khiến các mặt hàng nông- thủy sản, đặc biệt mặt hàng gạo, nên có nhiều rủi ro và áp lực cạnh tranh khi nhu cầu tiêu dùng ở các nước phát triển đang giảm mạnh.
Mặt khác, thương hiệu xuất khẩu chưa được xây dựng đúng mức, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nông- thủy sản trên thị trường xuất khẩu.
Nông- thủy sản rất cần thị trường xuất khẩu đa dạng, xây dựng thương hiệu cùng với vùng nguyên liệu đồng đều chất lượng, ổn định số lượng… Như vậy, cần có chiến lược tiêu thụ, xuất khẩu căn cơ và bền vững. Vì chừng nào mặt hàng nông- thủy sản “đem được đô về”, thì người nông dân mới khấm khá lên được!
Bido2_40.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin