ĐBSCL là vùng đất thấp, nền đất yếu, tài nguyên khoáng sản hiếm nên việc đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của vùng. Do đó, “phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng vùng ĐBSCL” là vấn đề đáng quan tâm. Đây cũng là chủ đề hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Cần Thơ 2013.
Theo TS. Trần Văn Huynh, giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững ngành VLXD vùng ĐBSCL là đầu tư phát triển VLXD không nung.
ĐBSCL là vùng đất thấp, nền đất yếu, tài nguyên khoáng sản hiếm nên việc đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của vùng.
Do đó, “phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng vùng ĐBSCL” là vấn đề đáng quan tâm. Đây cũng là chủ đề hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Cần Thơ 2013.
Năng lực sản xuất yếu
Theo TS. Trần Văn Huynh- Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, năng lực sản xuất xi măng vùng ĐBSCL chỉ chiếm 6,5% sản lượng cả nước. Toàn vùng hiện chỉ có 2 nhà máy sản xuất xi măng (Nhà máy Sản xuất xi măng Kiên Lương- Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên, Nhà máy Xi măng Hòn Chông- Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam) với công suất 4,47 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, có 2 nhà máy nghiền xi măng là Công ty CP Xi măng Tây Đô tại Cần Thơ công suất 900.000 tấn/năm và Trạm nghiền xi măng Long An công suất 500.000 tấn/năm.
Về sản xuất gạch ngói đất sét nung, chủ yếu vẫn sử dụng lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng với 7.684 cơ sở, trong đó chỉ có 30 cơ sở sản xuất bằng lò tuy nen có công suất lớn (trên 15 triệu viên/năm). Đi đầu về sản xuất vật liệu không nung có các doanh nghiệp ở Long An, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng sản xuất bê tông khí chưng áp, bê tông bọt, xi măng cốt liệu, vật liệu nhẹ 3D, tấm tường thạch cao…
Nhìn chung, việc triển khai phát triển sản xuất sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung của vùng còn chậm, sử dụng còn hạn chế. Bên cạnh, toàn vùng chỉ khai thác và chế biến được hơn 24 triệu m3 đá xây dựng, khai thác 4,66 triệu m3 cát vàng. Vôi chỉ đạt sản lượng 0,19 triệu tấn, tập trung sản xuất tại xóm Lò Vôi Kiên Lương (Kiên Giang) và chủ yếu sản xuất bằng lò đứng thủ công.
Ngoài ra, có 4 cơ sở sản xuất gạch ốp lát, có 2 cơ sở nhỏ sản xuất đá ốp lát, 3 cơ sở sản xuất tấm lợp. Còn sứ vệ sinh, kính xây dựng thì chưa có cơ sở nào.
Thực tế cho thấy, năng lực sản xuất VLXD không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của vùng. Nhiều loại VLXD phải đưa từ vùng lân cận và nhập khẩu, đẩy giá VLXD của vùng lên cao. Từ đó, ảnh hưởng lớn đến đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhà ở cho cộng đồng (thiếu về số lượng, yếu về chất lượng).
Đường giao thông nông thôn chỉ có khoảng 28% chiều dài được làm bằng đường bê tông, đường nhựa, còn lại là đường cấp phối đá dăm, đường đất, đến mùa lũ bị sạt lở, gây ách tắc giao thông…
Giải pháp phát triển bền vững
Trách nhiệm đối với xã hội, môi trường và sự phát triển kinh tế là 3 yếu tố được coi là “3 trụ cột” của phương châm phát triển bền vững.
Theo TS Trần Văn Huynh, giải pháp để phát triển bền vững ngành VLXD vùng ĐBSCL là: cần quy hoạch cụ thể để phát triển ngành công nghiệp VLXD; khai thác triệt để, ứng dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất; khai thác, sử dụng đá vôi hiệu quả hơn; phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung thay thế đất sét nung; chấn chỉnh công tác quản lý, cấp phép khai thác tài nguyên thiên nhiên…
Giải pháp hữu hiệu nhất để phát triển bền vững ngành VLXD vùng ĐBSCL lộ trình từ nay đến năm 2015 là dẹp bỏ các lò gạch thủ công, không đầu tư lò gạch cải tiến, lò vòng cải tiến dùng nhiên liệu hóa thạch, hạn chế đầu tư lò nung tuy nen, tập trung đầu tư phát triển vật liệu xây không nung lên 2- 3 tỷ triệu viên vào năm 2020 (chiếm 40% vật liệu xây).
Đầu tư các dây chuyền 5 triệu, 10 triệu, 20 triệu, 30 triệu viên/năm vật liệu xây không nung cốt liệu. Tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu nhẹ, bê tông khí chưng áp AAC lên 400- 500 ngàn m3/năm. Bê tông khí chưng áp AAC, tường thạch cao, tấm xây dựng 3D phù hợp với xây dựng công trình trên nền đất yếu, không những cho công trình cao tầng mà cả thấp tầng.
Về gốm sứ xây dựng, nên đầu tư chiều sâu, nâng cao trình độ công nghệ, nâng chất lượng sản phẩm, sản xuất mặt hàng mới bằng công nghệ Nano, kỹ thuật số, nâng cao năng lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu, chiếm lĩnh thị trường vùng và tiến đến xuất khẩu sang Campuchia. Cần chấn chỉnh công tác quản lý, cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản. Áp dụng công nghệ khai thác hiện đại, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
Mặt khác, cần tái cấu trúc, hình thành các tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh VLXD có đủ sức mạnh về tài chính, đội ngũ để kịp thời nắm bắt, làm chủ công nghệ tiên tiến. Bên cạnh, cần có lộ trình dẹp bỏ lò vôi thủ công thay vào đó đầu tư xây dựng vài cặp lò vôi liên hoàn, cơ giới hóa, tự động hóa có công suất từ 300- 600 tấn/ngày, sản xuất nhiều chủng loại vôi chất lượng cao.
Đặc biệt, cần có sự hỗ trợ tích cực của cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Ban hành quy chế, chính sách, quy hoạch phát triển, khuyến khích phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu mới, vật liệu xây không nung…
TS Trần Văn Huynh cũng cho biết thêm, đến nay, toàn vùng chỉ có 3 tỉnh (Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau) đã xây dựng xong quy hoạch phát VLXD, 3 tỉnh (Vĩnh Long, Bến Tre, Long An) đang xây dựng, các tỉnh còn lại chưa lập quy hoạch nên cần khẩn trương.
Còn theo ông Lê Văn Tới- Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) cho rằng: Với các tỉnh ĐBSCL, để ngành VLXD phát triển bền vững, cơ chế từ Chính phủ và bộ, ngành đã có, cái cần nhất hiện nay là sự quyết tâm và hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý Nhà nước địa phương trong việc ban hành cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển.
Theo Hội Vật liệu xây dựng Việt
Trong những năm qua, Nhà nước rất quan tâm đầu tư phát triển VLXD, đưa ngành công nghiệp VLXD đi trước một bước. Tuy nhiên, do tổ chức sản xuất chưa tốt nên hiệu quả chưa cao.
|
Bài, ảnh: TUYẾT HIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin