Đáp ứng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

02:08, 20/08/2013

Chính phủ vừa tọa đàm trực tuyến về chủ đề này. Từ năm 2008 đến nay, hàng năm tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn (NN-NT) tăng trung bình khoảng 20%. Nhưng chính sách tín dụng cho NN-NT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

Chính phủ vừa tọa đàm trực tuyến về chủ đề này. Từ năm 2008 đến nay, hàng năm tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn (NN-NT) tăng trung bình khoảng 20%. Nhưng chính sách tín dụng cho NN-NT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sau 3 năm thực hiện Nghị định 41 tín dụng cho NN là 622.000 tỷ đồng, tăng 2,1 lần. Ở các tỉnh ĐBSCL, Nghị định 41 có tác động rất lớn, đã giải tỏa, tạo điều kiện cho bà con nâng mức vay không tài sản đảm bảo từ 10 lên 50 triệu đồng, trang trại là 50 lên 200 triệu đồng, hợp tác xã là từ 100 lên 500 triệu đồng, giải quyết lượng vốn lớn, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn tín dụng.

Vốn tín dụng này chiếm khoảng 18- 19% tổng tín dụng của ngành, nếu cộng cả dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội thì chiếm khoảng 20- 22%, tương ứng với mức đóng góp cho GDP cả nước của ngành NN.

Trước khi đi vay vốn, nông dân thường cân đo, đong đếm sẽ làm gì, sản xuất như thế nào để có thể trả nợ được ngân hàng. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của nông dân thấp nhất trong các nhóm vay. Điều kiện để nông dân tiếp cận vốn cũng đã thuận lợi, cởi mở hơn.

Tuy nhiên, hiện vẫn có những rào cản tiếp cận vốn của nông dân, như rủi ro NN rất lớn; quy mô cho vay nhỏ, lẻ; dù điều kiện vay vốn cho nông dân (có thể không cần thế chấp) nhưng vẫn phải có sổ đỏ mới vay được. Doanh nghiệp cũng ít đầu tư lĩnh vực NN do không hấp dẫn, lợi nhuận ít, rủi ro cao.

Và do đó, để các chính sách hỗ trợ về tín dụng mang tính dài hơi, bền vững hơn, nhất là đối với một số ngành sản xuất quan trọng như lúa gạo, cá tra, cần phải có đánh giá đầy đủ hơn về Nghị định 41 và tổng thể tín dụng về nông dân, NT để đánh giá, đưa ra phương hướng cấp vốn tín dụng cho NN bền vững.
 
Chính sách tín dụng phải đi đôi với quy hoạch từng nhóm ngành, từng vùng sản xuất cụ thể, có sự liên kết thì khi đó tín dụng mới bền vững. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân, vẫn còn khoảng cách khá lớn từ chính sách đến thực tiễn, rất cần sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa của các cấp các ngành.

LÝ AN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh