Tình hình sản xuất công nghiệp, xuất khẩu 6 tháng qua gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chưa đạt tiến độ đề ra. Tại hội nghị sơ kết 6 tháng của Sở Công thương vừa qua, đại diện một số doanh nghiệp (DN) đã đưa ra các kiến nghị để gỡ khó trong thời gian tới.
6 tháng qua, sản xuất sản phẩm gốm sứ giảm hơn 24% so cùng kỳ.
Tình hình sản xuất công nghiệp, xuất khẩu 6 tháng qua gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chưa đạt tiến độ đề ra. Tại hội nghị sơ kết 6 tháng của Sở Công thương vừa qua, đại diện một số doanh nghiệp (DN) đã đưa ra các kiến nghị để gỡ khó trong thời gian tới.
Thiếu vốn, thiếu lao động, giá cả đầu vào tăng, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hàng hóa tồn kho cao,… là những khó khăn mà DN gặp phải trong thời gian qua. Theo Sở Công thương Vĩnh Long, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng là 8.505 tỷ đồng, chỉ đạt 46,5% kế hoạch năm.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 14.016 tỷ đồng, đạt hơn 46,7% kế hoạch năm (nếu loại trừ yếu tố biến động giá thì chỉ tăng 2,26%- mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây). Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu là 139,7 triệu USD, chỉ đạt hơn 34% kế hoạch năm, giảm 25,5% so cùng kỳ. Trong đó, giảm nhiều là xuất khẩu gạo.
Đại diện Công ty CP Xuất nhập khẩu Vĩnh Long chia sẻ: Xuất khẩu gạo chưa có năm nào khó như năm nay. Trên thế giới hiện có rất nhiều “người bán” (Ấn Độ, Thái Lan tìm cách bán ra,
Riêng Việt
Theo ông Lưu Xuân Bá- Phó Giám đốc Công ty Lương thực Vĩnh Long, do tình hình xuất khẩu gạo khó khăn nên vụ Hè Thu năm nay Nhà nước cho DN thu mua tạm trữ gạo theo giá thị trường- đơn vị tự cân đối (chớ không theo định hướng để nông dân có lãi 30% trở lên như mọi năm).
Tuy nhiên, sau đợt tạm trữ vụ Đông Xuân 2012- 2013, thời điểm này tất cả các DN ở ĐBSCL đều tồn kho rất lớn, lỗ 40- 50 USD/tấn. Trong khi, giá mua hiện nay so với giá xuất khẩu thì bị lỗ nhiều nên thực ra DN được giao thu mua tạm trữ không mấy mặn mà.
Còn đại diện Nhà máy Phân bón Cửu Long thì cho biết: Khó khăn nhất của công ty là tiêu thụ sản phẩm và hàng tồn kho. Cụ thể, ở khu vực ĐBSCL do phải cạnh tranh bất bình đẳng về giá với các dòng sản phẩm kém chất lượng tràn lan nên làm giảm khả năng tiêu thụ của nhà máy và các cơ sở.
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có khả quan hơn nhưng tình hình vỡ nợ phổ biến trong kinh doanh nông sản của hệ thống phân phối cũng gây ảnh hưởng tâm lý khiến nhà máy không dám đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ.
Đối với thị trường xuất khẩu, nhất là ở Campuchia, tình hình cạnh tranh với các dòng sản phẩm chất lượng cao của các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia… ngày càng quyết liệt nên tiến độ xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại. 6 tháng đầu năm, sản xuất ước đạt 21.774,5 tấn. Trong đó, sản lượng xuất khẩu ước tính 4.731 tấn, doanh thu 223,5 tỷ. Hàng tồn kho còn khoảng 1.500 tấn.
Để cùng DN tháo gỡ khó khăn, ngành công thương đặt nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp 6 tháng cuối năm là tăng cường tham mưu thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ; xây dựng kế hoạch hỗ trợ, động viên các DN đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tìm thị trường mới; xúc tiến chương trình kết nối DN với DN, DN với ngân hàng…
Các DN cũng đưa ra nhiều đề xuất xoay quanh các vấn đề tạm trữ lương thực, xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư…
Ông Lưu Xuân Bá cho rằng: Nhiều năm qua, Việt
Giá xuất khẩu của Việt
Mặt khác, phải điều chỉnh lại sản xuất: “Nên sản xuất lúa chất lượng cao, ĐBSCL phải có giống lúa riêng để xây dựng thương hiệu, lúa phải đảm bảo tính lâu dài về chất lượng, gieo trồng được nhiều địa bàn khác nhau. Lúa hàng hóa phải có sản lượng lớn thì ngành gạo Việt
“Giá xuất khẩu xuống thấp một phần do chất lượng gạo. Mặt khác, còn có tình trạng cạnh tranh nhau, bán phá giá. Hiện chủ trương của công ty là tìm những hợp đồng nho nhỏ để giao dịch nhưng cũng chưa có nhiều khởi sắc”- đại diện Công ty CP Xuất nhập khẩu nói vậy và cho rằng: Ngành nông nghiệp nên nghiên cứu thêm vấn đề giống bị thoái hóa. Vì nếu cứ vài năm là thoái hóa thì thương hiệu gạo Việt
Đại diện Nhà máy Phân bón Cửu Long thì đề xuất: Cần tăng cường khuyến cáo nhà nông hướng tới dòng sản phẩm chất lượng cao của các DN có đầu tư công nghệ cao ở thị trường trong nước; hỗ trợ DN xúc tiến thương mại ở nước ngoài, nhất là ASEAN; hỗ trợ DN trong tiêu thụ sản phẩm như tạo điều kiện cho DN tham gia chương trình cánh đồng mẫu lớn; ưu tiên nguồn điện cho sản xuất.
Theo Phòng Kinh tế TP Vĩnh Long, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, một số DN trên địa bàn phải ngưng hoạt động hay giải thể để cải tiến công nghệ sản xuất; số khác thì ngưng hoạt động hoặc giải thể do sản xuất kinh doanh không hiệu quả. |
Bài, ảnh: TUYẾT HIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin