Trong đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt, việc tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư công, các tổ chức tín dụng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Trong đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt, việc tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư công, các tổ chức tín dụng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Mục tiêu của đề án là tạo lập hệ thống đòn bẩy khuyến khích hợp lý, ổn định và dài hạn, nhất là ưu đãi về thuế và các biện pháp khuyến khích đầu tư khác, thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh, hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao.
Đề án tập trung 4 giải pháp: Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả. Thứ hai, đổi mới cơ chế phân bố và quản lý sử dụng vốn. Thứ ba, tập trung xử lý nợ xấu. Thứ tư, phân loại, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng, đề án có mục tiêu rộng lớn, bao quát nhiều mặt, hướng tới việc thay đổi toàn bộ mô hình tăng trưởng kinh tế, thể hiện quyết tâm tạo ra sự thay đổi căn bản và triệt để trong cách thức phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia, đề án tái cơ cấu kinh tế không phải là “cây đũa thần”, để hấp thụ được nguồn lực đang được phân bổ lại thì vấn đề làm sao là phải nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp để họ có đủ trình độ và năng lực khai thác tối đa quá trình dịch chuyển nguồn lực kinh doanh. Bản thân các doanh nghiệp phải tái cấu trúc để có thể nắm bắt được cơ hội mới. Do đó, cơ hội chỉ đến đối với các doanh nghiệp chủ động và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin