Trong tuần này, trên các phương tiện truyền thông của tỉnh lại tiếp tục “giải oan” cho trái cam sành- vốn là đặc sản truyền thống huyện Tam Bình.
Trong tuần này, trên các phương tiện truyền thông của tỉnh lại tiếp tục “giải oan” cho trái cam sành- vốn là đặc sản truyền thống huyện Tam Bình.
Nói truyền thống vì cam sành Tam Bình từ lâu đã được thị trường công nhận.
Đùng một cái, cam sành Tam Bình- hay cam sành Vĩnh Long bị gán ghép là “cam sành Trung Quốc”! Báo chí đã lên tiếng, thậm chí còn tư vấn người tiêu dùng cách phân biệt rất cụ thể. Đúng là cam ta và cam tàu khác nhau một trời một vực, khác từ điều kiện khí hậu canh tác, khác từ nội dung đến hình thức. Vậy mà nhiều người vẫn để mình “dính” tin đồn?
Phải chăng do người tiêu dùng quá nhạy cảm với những thông tin về sản phẩm có chứa chất bảo quản độc hại, ngày càng có quá nhiều thực phẩm không đảm an toàn, nên “quýt làm mà cam phải chịu”? Sự nhạy cảm là cần thiết, nhưng người tiêu dùng cũng cần phải “thông thái” để phán đoán thật- giả, tin đồn hay giá trị thật của sản phẩm mà mình tin dùng bấy lâu nay.
Nhiều người quá nhạy cảm nhưng lại thiếu kiến thức tiêu dùng, mất bình tĩnh trước tin đồn. Là người dân ở xứ nhiệt đới phải hiểu trái cây của mình màu sắc, hình dáng, mùi vị ra sao, được canh tác như thế nào, xuất xứ từ đâu.
Đôi khi quá khắt khe với “hàng hóa của mình”, nhưng lại dễ dãi với những nho, lựu, táo, lê… của người ta. Dù được khuyến cáo cẩn trọng, được chỉ đích danh hàng Trung Quốc “mặc áo” Mỹ, Thái, Việt
Bido2_40.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin