
Đúng như dự đoán từ năm ngoái, kinh tế cả nước cũng như địa phương vẫn còn ảm đạm trong năm 2012. Tính đến nay, đã qua hơn 3/4 đoạn đường của năm tài chính, song, tình hình đến cuối năm vẫn còn nhiều khó khăn.
Đúng như dự đoán từ năm ngoái, kinh tế cả nước cũng như địa phương vẫn còn ảm đạm trong năm 2012. Tính đến nay, đã qua hơn 3/4 đoạn đường của năm tài chính, song, tình hình đến cuối năm vẫn còn nhiều khó khăn.
Giá khoai giảm mạnh khiến nông dân thiệt hại vì đầu tư lớn.
Đi đúng hướng
Trong 9 tháng đầu năm, dù còn nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế tỉnh Vĩnh Long vẫn có những chuyển biến tích cực. Tổng diện tích trồng lúa cả năm đạt 185.830ha, tăng 2,3% so cùng kỳ, năng suất ước đạt 5,79 tấn/ha; sản lượng ước đạt 1.075.726 tấn, vượt 4% kế hoạch. Diện tích màu, chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản đều có tăng.
Đối với sản xuất công nghiệp, từ đầu năm đến nay giá trị sản xuất đạt trên 5.142 tỷ đồng, tăng 14,67%. Trong đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá cao.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, mặc dù có quá nhiều yếu tố bất lợi như: dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, một số nông sản khó tìm đầu ra và giá cả sụt giảm, một số ngành sản xuất kinh doanh gặp khó do sức mua giảm, tồn kho cao gây ứ đọng vốn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do chưa có phương án sản xuất kinh doanh tốt,… Song, phát triển kinh tế vẫn duy trì được tăng trưởng khá và đều ở các khu vực.
Sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng.
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh- GRDP (thuật ngữ được dùng thay cho GDP đối với các địa phương) năm 2012, ước tăng 7,68% so năm 2011. Trong đó, khu vực nông nghiệp- thủy sản tăng 3,55%; công nghiệp- xây dựng tăng 13,36% và dịch vụ tăng 7,63%. Như vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn kế hoạch năm 3,82% và thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm trước 2,34%. Tuy nhiên, như đã nói, đạt được tăng trưởng GRDP 7,68% đã là một cố gắng rất lớn của tỉnh. Nếu tính GRDP bình quân đầu người, Vĩnh Long hiện ước đạt 31,8 triệu đồng/năm, đạt 99,36% kế hoạch. Còn nếu loại trừ biến động giá thì GRDP bình quân đầu người thực tế cũng ở mức 29,98 triệu đồng/năm, đạt 93,67%.
Điều ghi nhận là cơ cấu dịch chuyển kinh tế vẫn đi đúng hướng. Trong cơ cấu GRDP năm nay, tỷ trọng khu vực I đã tiếp tục giảm 2,39%, ngược lại, khu vực II và III tăng từ 0,93- 1,45%. Đây cũng là năm có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đạt mục tiêu đề ra. Tất nhiên, không loại trừ nguyên nhân là do giá một số nông- thủy sản giảm mạnh, trong khi giá hàng công nghiệp và dịch vụ lại tăng.
Nhưng vẫn còn khó khăn
Một trong những vấn đề cần suy nghĩ trong năm qua là nông nghiệp không còn là “chỗ dựa vững chắc” trong suy thoái kinh thế như trước đây. Cụ thể là thị trường xuất khẩu gạo cũng như giá gạo đã giảm khá nhiều. Theo Hiệp hội Lương thực Việt
Trong khi đó, với khoảng 10.000ha khoai lang, năm nay nông dân Vĩnh Long lại than trời, vì theo cách nói của Chủ tịch UBND xã Tân Thành (Bình Tân) Nguyễn Văn Thuận, thì “giá không tới 200.000 đ/tạ, nhiều nông dân vay nợ trồng khoai đang rất khó khăn”. Còn Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thảnh- anh Nguyễn Văn Lil thì nhăn mặt: “Hồi trước vận động dân luân canh khoai- lúa được, mừng dữ lắm, dè đâu giá sụt dữ quá”.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích khoai đã tăng gần gấp đôi so năm ngoái, nhưng giá cả giảm mạnh nên nông dân không có lời. Đối với nhà vườn, năm nay trái cây có giá, nhưng với trên 90% diện tích (hơn 9.000ha) nhãn bị bệnh chổi rồng, nhiều vườn thất trắng nên nhà vườn cũng thất thu. Còn thủy sản, trong đó, có cá tra thâm canh năm nay có tăng cả về diện tích lẫn sản lượng nuôi, song, sự bấp bênh của thị trường khiến người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ lã.
Đối với sản xuất công nghiệp, tuy có tăng, nhưng vẫn còn thấp so với những năm trước và kế hoạch đề ra là 22%. Một mối quan ngại nữa mà bà Huỳnh Kim Nguyên- Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cũng nêu ra, đó là lượng khách du lịch đến tỉnh tuy có tăng (trên 492 ngàn người, tăng hơn 2,7%), nhưng chi tiêu của khách giảm và thời gian lưu trú cũng ngắn lại. Điều đó cho thấy ngành “công nghiệp không khói” của Vĩnh Long vẫn chưa được phát huy đúng tiềm năng và chưa phát triển “xứng tầm” với vùng đất vốn là cái nôi của du lịch miệt vườn sông nước. Trong khi đó, qua mấy lần tăng giá điện và xăng dầu, chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng của tỉnh cũng đã tăng khá mạnh, tới 11,93% so cùng kỳ.
Ngành “công nghiệp không khói” cần đổi mới để thu hút du khách.
Trong bối cảnh khó khăn, cũng có thể thấy sự khởi động trở lại của sản xuất kinh doanh qua doanh số cho vay đã đạt 24.203 tỷ đồng, tăng 1,36%. Nguồn vốn huy động cũng đạt được 12.400 tỷ đồng, tăng trên 10,7%. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là nỗi “ám ảnh” của ngân hàng lẫn doanh nghiệp khi lên 9,81%, tăng 1,23 điểm % so đầu năm và tăng tới 3,98 điểm % so cùng kỳ. Các lĩnh vực bị nợ xấu nhiều vẫn là cho vay bất động sản, nuôi trồng thủy sản, thương mại- dịch vụ và đầu tư phương tiện vận tải.
Chủ tịch UBND tỉnh- ông Nguyễn Văn Diệp đã khẳng định Vĩnh Long sẽ không điều chỉnh các chỉ tiêu tăng trưởng. Theo đó, UBND tỉnh dự đoán, trừ kim ngạch xuất khẩu vượt kế hoạch, còn lại khá nhiều chỉ tiêu như tăng trưởng GRDP, nông- công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đều có thể không đạt. Tuy vậy, chấp nhận con số “không đẹp” cũng là cách để tự đánh giá “mình là ai” và “mình đang ở đâu” trong khó khăn, để có kế hoạch phấn đấu vươn lên trong năm 2013- năm mà theo các chuyên gia kinh tế, khó khăn vẫn còn tiếp diễn.
Bài, ảnh: PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin