Trong những năm gần đây phải công nhận một điều là mức độ ứng dụng máy gặt đập liên hợp (MGĐLH) trong thu hoạch lúa của bà con nông dân vùng ĐBSCL nói chung đang tăng cao. Tuy nhiên, do chất lượng máy thấp, chi tiết máy không đồng bộ, chế độ bảo hành sửa chữa không đáp ứng…, nên máy nội ngày càng bị mất lòng tin ở người tiêu dùng…
Đầu tư cho công nghệ thu hoạch lúa của Việt Nam còn rất yếu, đây là cơ hội để các hãng máy ngoại nhảy vào thị trường trong nước.
Trong những năm gần đây phải công nhận một điều là mức độ ứng dụng máy gặt đập liên hợp (MGĐLH) trong thu hoạch lúa của bà con nông dân vùng ĐBSCL nói chung đang tăng cao. Tuy nhiên, do chất lượng máy thấp, chi tiết máy không đồng bộ, chế độ bảo hành sửa chữa không đáp ứng…, nên máy nội ngày càng bị mất lòng tin ở người tiêu dùng…
“Tôi sẵn sàng bỏ ra nửa tỷ đồng để sở hữu một chiếc MGĐLH chất lượng, có chế độ bảo hành sẵn sàng, chứ không thể mua một chiếc máy giá rẻ mà chất lượng không bằng ai”. Đó là khẳng định của anh Trần Hữu Đức, xã Phú Cường, huyện Cai Lậy, chủ chiếc MGĐLH hiệu Kubota.
“Chết” trên sân nhà
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, toàn vùng ĐBSCL hiện có trên 6.600 MGĐLH và trên 4.600 máy gặt xếp dãy, đáp ứng được chỉ khoảng 40% nhu cầu thu hoạch lúa. Tuy nhiên, hơn một năm trở lại đây, máy gặt xếp dãy cũng rơi vào tình trạng sống dở chết dở do nông dân chuộng bán lúa tươi tại ruộng, máy gặt xếp dãy không đáp ứng được yêu cầu này nữa.
Riêng đối với MGĐLH, trong tổng số trên 6.600 máy thì số lượng máy ngoại (Trung Quốc, Nhật) chiếm một tỷ lệ rất lớn, gần như áp đảo hoàn toàn các loại máy nội địa bởi sự quan tâm đầu tư cho máy nội địa chưa lớn. Ông Phan Thanh Tịnh- Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch cho biết: “Việt
Theo ông, về công nghệ chế tạo MGĐLH, công nghệ chế tạo của Việt
Thực tế Việt
Ông Phan Thanh Tịnh nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp tư nhân cũng góp phần vào công tác chế tạo MGĐLH. Thế nhưng, vì khả năng đầu tư của cơ sở tư nhân còn hạn chế, không có những dây chuyền về mặt chế tạo đồng bộ nên chất lượng máy không đồng đều, chính vì vậy có những hạn chế nhất định, người tiêu dùng không chuộng”.
Lấy lại lòng tin = đẩy mạnh đầu tư
Muốn người tiêu dùng tin và sử dụng MGĐLH nội địa, nhất thiết phải có chính sách đầu tư đúng mức, phải có doanh nghiệp tiên phong thực hiện vấn đề này. Ông Ngô Văn Hùng- chủ cơ sở chế tạo MGĐLH Hiệp Hùng (huyện Mộc Hóa- Long An) thừa nhận: “Phải công nhận là các cơ sở chế tạo MGĐLH của mình cũng đã dần hoàn thiện, nhưng lúc nào cũng đi sau, nếu không muốn nói là ngày càng tụt hậu so với sự phát triển chung của các nước. Vấn đề bây giờ là phải có chính sách đầu tư, khuyến khích đầu tư mạnh mẽ ở lĩnh vực này. Cần thiết, phải giao cho một đơn vị nào đó đảm nhận thực hiện phần việc này”.
Ông Tịnh thì khẳng định: “Trong các loại đầu tư thì đầu tư cho máy nông nghiệp là lĩnh vực mang lại hiệu quả thấp. Vì vậy, nó chưa đủ sức hấp dẫn để cho các doanh nghiệp nhảy vào cuộc làm việc này. Do đó, Nhà nước cần có những hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu chế tạo MGĐLH, chẳng hạn như ưu đãi vốn ở dạng đặc biệt, miễn giảm thuế…”.
Song song với đầu tư sản xuất thì việc xây dựng các trạm bảo hành, cung cấp phụ tùng chính hãng, đồng bộ về chi tiết máy cũng là một đòi hỏi rất quan trọng trong chiến lược đầu tư cho lĩnh vực máy nông nghiệp này. “Các hãng MGĐLH ngoại phát triển mạnh được ở thị trường Việt
Khi có được máy chất lượng, có chế độ sau bán hàng hoàn chỉnh…, cộng thêm chính sách ưu đãi về vốn mua máy của Nhà nước cho nông dân thì chắc chắn thị trường máy nông nghiệp sẽ trở về tay ta.
Bài, ảnh: TRUNG CHÁNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin