Sáng 7/9/2012, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trường Đại học Cần Thơ đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Long cùng các ban ngành liên quan, nhằm thống nhất kế hoạch nghiên cứu, khảo sát và lấy ý kiến quy hoạch TP Cần Thơ thành trung tâm nghề cá vùng ĐBSCL.
Sáng 7/9/2012, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trường Đại học Cần Thơ đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Long cùng các ban ngành liên quan, nhằm thống nhất kế hoạch nghiên cứu, khảo sát và lấy ý kiến quy hoạch TP Cần Thơ thành trung tâm nghề cá vùng ĐBSCL.
Hình thành trung tâm nghề cá sẽ là động lực phát triển ngành thủy sản vùng ĐBSCL. Trong ảnh: Một góc làng bè cá ven sông Tiền. |
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, ông Phan Anh Vũ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhất trí với việc hình thành trung tâm nghề vùng ĐBSCL tại Cần Thơ. Tuy nhiên, ông cho rằng cần nghiên cứu, khảo sát thế mạnh của từng địa phương để đặt các cơ sở, trung tâm thuộc trung tâm nghề cá tại địa phương đó; xây dựng trung tâm phòng trị dịch bệnh trên cá tra… Ông cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét đặt khu chế biến thủy sản tại Vĩnh Long vì tỉnh có sẵn các khu- cụm- tuyến công nghiệp.
Mục tiêu của trung tâm nghề cá là hình thành các chợ thủy sản nước ngọt vùng ĐBSCL,cụm công nghiệp chế biến thủy sản chuyên sâu, sàn giao dịch thủy sản nước ngọt; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành thủy sản; xây dựng các trung tâm, viện nghiên cứu phát triển thủy sản của vùng; các trung tâm kinh tế trí thức; trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thủy sản vùng ĐBSCL và cả nước; trung tâm trung chuyển hàng thủy sản cho vùng ĐBSCL, toàn quốc và quốc tế; trung tâm thương mại nghề cá trong và ngoài nước.
Hiện Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lựa chọn 5 địa phương để xây dựng trung tâm nghề cá gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa– Vũng Tàu, Khánh Hòa và Cần Thơ. Trong đó, trung tâm đầu tiên theo dạng thí điểm sẽ được xây dựng ở TP Cần Thơ.
Tin, ảnh: NGUYỄN THỊNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin