Nợ xấu

07:07, 17/07/2012

“Nợ xấu là vấn đề thường trực trong ngân hàng (NH), vì hoạt động tín dụng luôn có rủi ro. Đến nay nợ xấu đã tăng lên khá nhanh, do những lý do khác nhau, đặc biệt là tác động từ môi trường kinh doanh”- trả lời báo chí trong buổi trao đổi về vấn đề nợ xấu do NHNN tổ chức, ông Nguyễn Hữu Nghĩa- quyền Chánh Thanh tra giám sát của NHNN nói.

“Nợ xấu là vấn đề thường trực trong ngân hàng (NH), vì hoạt động tín dụng luôn có rủi ro. Đến nay nợ xấu đã tăng lên khá nhanh, do những lý do khác nhau, đặc biệt là tác động từ môi trường kinh doanh”- trả lời báo chí trong buổi trao đổi về vấn đề nợ xấu do NHNN tổ chức, ông Nguyễn Hữu Nghĩa- quyền Chánh Thanh tra giám sát của NHNN nói.

Ông cũng cho rằng, nợ xấu của hệ thống NH tăng không hẳn do chính hệ thống NH. Bởi vì việc phát sinh những khoản nợ xấu này là do khách hàng vay không trả được. Nói về nợ xấu, cũng cần nói về tình hình nền kinh tế và người vay có liên quan như thế nào.

Theo báo cáo, đến ngày 31/5/2012, nợ xấu là hơn 117.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát NH đối với gần 1,01 triệu khách hàng vay được chọn mẫu của 57 tổ chức tín dụng Việt Nam thì chiếm tới 90,1% tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng này và đến 31/3/2012 nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Nợ xấu hiện chủ yếu rơi vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, là những lĩnh vực thời gian qua chịu sự tác động từ sự đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản.

Theo nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, ông Lê Xuân Nghĩa, thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (AMC) là giải pháp khả dĩ nhất hiện nay để giải quyết nợ xấu. Khi đặt ra vấn đề nợ xấu, thế giới cũng chỉ có 3 cách làm “cơ bản”. Thứ nhất là Chính phủ bơm tiền cho các NH để giải quyết nợ; thứ hai là thành lập công ty mua bán nợ và thứ ba là quốc hữu hóa những NH yếu kém.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu Chính phủ bơm tiền thì rất rủi ro vì hầu hết NH nhỏ là NH của tư nhân, nếu bơm tiền họ sẽ cho vay chính các dự án của các công ty con của họ, và do đó nợ xấu không được giải quyết. Còn quốc hữu hóa cũng không khả thi vì các NH lớn vẫn đang là “quốc hữu” và nợ xấu đang tập trung ở nhóm này.

Nền kinh tế đang chờ đợi những giải pháp tích cực.

 LÝ AN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh