Sau Văn bản số 3854/NHNN-QLNH của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại Thông tư 12 và Chỉ thị 05 về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, các NH đã lập tức giảm lãi suất huy động vàng
Sau Văn bản số 3854/NHNN-QLNH của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại Thông tư 12 và Chỉ thị 05 về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, các NH đã lập tức giảm lãi suất huy động vàng. Tại NH SCB- một trong những NH mức lãi suất huy động vàng có khi lên đến 4,6%/năm thì nay đã hạ xuống, cao nhất ở mức 2,2% kỳ hạn 6-9 tháng, còn ở mức 2%. NH Nam Á đưa huy động với lãi suất 4%/năm, về mức 1,8% cho kỳ hạn 1- 3 tháng, khoảng 2%/năm. NH ACB mức lãi suất huy động vàng cao nhất đến nay chỉ còn 0,9%/năm cho kỳ hạn 11 tháng. Tại Việt Á, Eximbank lãi suất huy động vàng cũng chỉ từ 0,6- 0,9%. Các NH cũng rút ngắn kỳ hạn huy động xuống, cao nhất chỉ còn 9 tháng.
Theo lãnh đạo một NH, đến nay việc vay vốn trên thị trường này không còn quá căng thẳng, thanh khoản cải thiện, cộng vào đó, quy định các NH phải chấm dứt huy động vàng từ ngày 25/11 tới đã khiến các NH giảm bớt hoạt động huy động vàng. Hơn nữa, mãi lực mua bán trên thị trường vàng đang vào hồi èo uột. Dù theo quy đổi với giá USD thì vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới hơn 2 triệu đồng/lượng, lại không thúc đẩy giới đầu tư quay lại với vàng miếng.
Trong khi thị trường vàng “lạnh”, các nhà đầu tư lạnh theo khiến cho nhiều NH cũng cảm thấy “ngán” vàng thì thị trường ngoại hối đang “nóng” trở lại. Nhiều tổ chức tín dụng bắt đầu gom ngoại tệ (USD) nhằm tính lại bài toán lợi nhuận. Không chỉ trên thị trường liên NH, động thái mua gom USD của các tổ chức tín dụng, khiến NHNN phải căn chỉnh lại cả lãi suất trên thị trường mở (OMO). Bên cạnh áp lực đối với dự trữ ngoại hối và tỷ giá đang khá lớn, vấn đề cần quan tâm là nguồn ngoại tệ từ nhà đầu tư nước ngoài, nếu tình hình khủng hoảng nợ Châu Âu chưa chấm dứt, nhiều nhà đầu tư sẽ phải rút tiền về để bù vào các khoản lỗ, lúc đó chắc chắn tỷ giá sẽ chịu ảnh hưởng. Trong khi đó, nguồn cung USD đang có dấu hiệu thiếu hụt, khi mà thời gian qua lượng vốn giải ngân FDI, ODA và nguồn vốn gián tiếp (FII) vào Việt Nam quá ít ỏi. Nguồn kiều hối không vào mạnh như mọi năm, do lãi suất tiền gửi USD chỉ 1- 2%/năm.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin