Thực tế, chúng ta quá quen thuộc với chuỗi cung ứng, còn hiệu quả sản xuất cần có chuỗi giá trị. Muốn xây dựng chuỗi giá trị phải có liên kết. Ví dụ, gạo thường có giá 400 USD/tấn, gạo có thương hiệu 500 USD/tấn, khi doanh nghiệp liên kết với nông dân thì chất lượng mới có thể được kiểm soát. Và giá trị tăng thêm ấy chỉ có nông dân và doanh nghiệp được hưởng mà không phải
>> Kỳ 1: Nông dân không còn ví lúa trong bồ
Nâng cao chuỗi giá trị- củi ép từ trấu.
Thực tế, chúng ta quá quen thuộc với chuỗi cung ứng, còn hiệu quả sản xuất cần có chuỗi giá trị. Muốn xây dựng chuỗi giá trị phải có liên kết. Ví dụ, gạo thường có giá 400 USD/tấn, gạo có thương hiệu 500 USD/tấn, khi doanh nghiệp liên kết với nông dân thì chất lượng mới có thể được kiểm soát. Và giá trị tăng thêm ấy chỉ có nông dân và doanh nghiệp được hưởng mà không phải qua các trung gian…
Vì sao hình thành mối liên kết?
Ông Đoàn Ngọc Phả- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh An Giang khẳng định bản chất mô hình này: “Vấn đề là xây dựng chuỗi giá trị chớ không phải chuỗi cung ứng. Rút ngắn chi phí trung gian vốn không sinh ra giá trị. Thực tế chính là cụ thể hóa sự liên kết 4 nhà. Trong đó nhà nông và nhà doanh nghiệp là chủ thể xây dựng thương hiệu bằng cách thực hiện quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị. Còn Nhà nước, nhà khoa học đóng vai trò cung ứng điều kiện. Cánh đồng mẫu lớn không phải là cánh đồng chỉ đơn thuần làm một giống lúa, năng suất cao mà làm sao xây dựng được quy trình sản xuất từ cánh đồng tới bàn ăn thành một thương hiệu, thông qua quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng, có sự phân chia hợp lý lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp.”
Hiện nay, thị trường gạo cấp thấp gần như bão hòa và nếu có xuất khẩu thì lợi nhuận mang về cũng không cao. Vì thế doanh nghiệp cần hướng đến những hợp đồng từ gốc để có sản phẩm đi vào thị trường khó tính có chất lượng cao. Một điều quan trọng trong sấy lúa là phải sấy dưới 450C, nếu phơi ở lộ nhựa có nhiệt độ 500C thì gạo sẽ nát, phơi sân đất thì độ ẩm lại cao. Ấn Độ đang dự trữ 36 triệu tấn gạo, trong đó có 20 triệu tấn tiêu thụ nội địa, số còn lại họ “đảo kho” bán giá rẻ nên gạo cấp thấp rất khó cạnh tranh. Có thể nói Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo không có thương hiệu là một vấn đề đáng quan ngại.
Nhiều doanh nghiệp đã thấy được điều đó và ra sức xây dựng chiến lược kinh doanh trong đó có việc xây dựng vùng nguyên liệu để sản xuất gạo chất lượng cao, xây dựng thương hiệu để có thể chinh phục thị trường cao cấp. Thế nhưng họ còn nhiều khó khăn trong kỹ thuật canh tác, cung ứng phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ sau thu hoạch, nhà máy chế biến, kho trữ...
Thực tế ở An Giang, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã có chương trình cùng nhà nông ra đồng, giúp nông dân sản xuất năng suất cao vào năm 2006. Nhưng khi nông dân trúng mùa, hỏi doanh nghiệp “lúa này bán ở đâu” thì không có câu trả lời. Từ thực tế đó, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang tiến hành liên kết với nông dân.
Vụ Đông Xuân vừa qua, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã xây dựng vùng nguyên liệu 5.000ha; Công ty AGIMEX An Giang bao tiêu 2.500ha; Công ty Liên doanh AGIMEX-KATOKU 950ha chuyên sản xuất lúa tròn của Nhật Bản; Công ty Thịnh Phú, Công ty Hưng Long mỗi nơi xây dựng được 100ha.
Nhân rộng mô hình và những trăn trở
Năm 2010, ở Cần Thơ xuất hiện cánh đồng mẫu. Đầu tiên là những liên kết giữa nông dân với nông dân trong công tác khuyến nông trên cùng một cánh đồng. Sau khi có cánh đồng thì nông dân liên kết với doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu sản phẩm. Lúc đầu một số doanh nghiệp tham gia như: Gentraco, Công ty Lương thực Sông Hậu, Công ty Mekong… Đến vụ Đông Xuân 2012, có tới 6 công ty bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Công ty Gentraco đưa máy sạ, máy ủ giống, máy phun thuốc, máy bón phân,… cho nông dân ấp Thầy Ký, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh trên quy mô sản xuất 400ha, dĩ nhiên có yêu cầu nông dân trồng một số giống lúa theo yêu cầu xuất khẩu và họ bao tiêu sản phẩm theo giá trị trường.
Lúa vào bao ngay tại đồng và đi vào chuỗi giá trị.
Công ty Mekong cung ứng phân bón và một phần vốn cho mượn không tính lãi và cũng hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Có mô hình tốt rồi, nhưng khó khăn lớn nhất của những doanh nghiệp sản xuất theo mô hình này là thiếu kho, thiếu vốn lưu động… QĐ- 63/TTg về giảm thất thoát sau thu hoạch, QĐ- 3242 của Bộ Nông nghiệp- PTNT cụ thể hóa bằng chiến lược xây dựng 4 triệu tấn lúa lại ĐBSCL. Vốn vay 14,4%/năm, trong khi vay thị trường 18%/năm, nhưng ngân hàng không đủ vốn. Ở An Giang có 7 doanh nghiệp có dự án xây kho lúa, nhưng chỉ có 1 doanh nghiệp được vay. Có kho thì doanh nghiệp mới có thể liên kết với nông dân. Không thể “ôm cây đợi thỏ”, nhiều doanh nghiệp đã vay nóng để xây dựng hệ thống kho.
GS Võ Tòng Xuân đề xuất: “Khi mở rộng cánh đồng mẫu, vấn đề thiếu vốn lưu động sẽ trở thành cản ngại. Lúc ấy doanh nghiệp nên cho nông dân mua cổ phần công ty bằng lúa. Điều này làm cho nông dân càng gắn bó với doanh nghiệp.”
Bài, ảnh: QUANG THẢO (Mang Thít)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin