Thiếu dự báo, thiếu liên kết, thiếu thông tin, thiếu định hướng… nên sản xuất nông sản đến nay vẫn chạy theo “phong trào”, chứ thật sự chưa theo quy luật cung- cầu. Được mùa mất giá, giá lên đổ xô nuôi- trồng, hàng nhiều dội chợ… là những điệp khúc muôn thuở. Khiến nông dân cứ mãi như người làm mướn cho thị trường!
Thiếu dự báo, thiếu liên kết, thiếu thông tin, thiếu định hướng… nên sản xuất nông sản đến nay vẫn chạy theo “phong trào”, chứ thật sự chưa theo quy luật cung- cầu. Được mùa mất giá, giá lên đổ xô nuôi- trồng, hàng nhiều dội chợ… là những điệp khúc muôn thuở. Khiến nông dân cứ mãi như người làm mướn cho thị trường!
“Ngủ 1 đêm mất bạc triệu”- kiểu nói của người chăn nuôi khi giá heo liên tục sụt giảm và thương lái “õng à õng ẹo, kêu 5 lần 7 lượt hổng thèm bắt”. Người nuôi nản chí với chuyện tái đàn hoặc giảm quy mô nuôi cũng là lẽ thường. Điều này có tác động đến nguồn cung heo trên thị trường trong những tháng cuối năm? Rất có thể, thị trường sẽ thiếu thịt heo và giá lại tăng. Lại phải nhập khẩu thịt, lại ăn thịt với giá đắt. Rồi sẽ rục rịch tái đàn và sau đó…
Trong khi nguyên liệu tốt để làm gạo phẩm cấp cao xuất khẩu đang rất khó kiếm, thì Việt Nam lại có “ưu thế” với gạo phẩm cấp thấp, trung bình. Tuy nhiên, ở nhóm thị trường truyền thống Châu Phi như Bờ Biển Ngà, Ghana và Senegan, giúp gạo Việt Nam tiêu thụ mạnh, đang gặp phải cạnh tranh gay gắt với gạo Ấn Độ giá rẻ. Gạo 25% tấm Ấn Độ hầu như chiếm lĩnh thị trường Châu Phi. Loại gạo 5% tấm của Việt Nam hiện nay chỉ còn bán được vào một số nước Tây Phi, nhưng thị phần này cũng đang bị ảnh hưởng bởi gạo 5% tấm của Ấn Độ có giá khá cạnh tranh.
Nông nghiệp Việt Nam đang trở thành điểm sáng như một tấm gương phát triển, với xuất siêu kỷ lục 25 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn hướng đến thị trường giá rẻ, số lượng nhiều. Ngoài những “vấn đề” như đã nói trên, nông sản Việt Nam còn đối mặt xu thế chung của thị trường thế giới với những đòi hỏi ngày càng khắt khe và hơn thế là sự xâm chiếm thị phần của nông sản ngoại.
Để phát huy lợi thế nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản, để thoát cảnh “làm mướn thị trường”, rất cần sự chung tay quyết liệt của “các nhà”!
Bido2_40.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin