Trong tháng 5 này, thị trường sẽ có một thay đổi lớn. Đó là quy định chấm dứt dùng vàng làm phương tiện thanh toán.
Trong tháng 5 này, thị trường sẽ có một thay đổi lớn. Đó là quy định chấm dứt dùng vàng làm phương tiện thanh toán.
Nói thay đổi lớn, là bởi hàng trăm năm nay, rất nhiều người dân Việt Nam vẫn quen mua bán tài sản lớn bằng vàng. Lật lại những trang báo cũ, các mẫu tin rao bán nhà đất giá từ vài lượng đến vài chục lượng vàng đều có đủ. Ở thôn quê, người chăn nuôi cũng thường tính giá một tạ heo bằng bao nhiêu vàng? Chuyện cầm cố đất đai cũng bằng vàng, vay mượn, trả lãi cũng bằng vàng…
Lý do người dân chuộng vàng bắt nguồn từ nhiều thứ: hưởng thói quen sử dụng của người Châu Á, vàng dễ tích trữ và vận chuyển, giao dịch, ít bị trượt giá. Như lời một “chuyên gia bất động sản” là bán một căn nhà nhận 100 lượng vàng thì đơn giản hơn nhiều so với nhận và đếm 4,5 tỷ đồng.
Nhưng “thói quen vàng” đã khiến người dân thường mua vàng tích trữ và dùng làm phương tiện thanh toán, khiến nhu cầu về vàng vật chất ngày càng tăng, gây áp lực lên tỷ giá (dùng USD nhập vàng). Đặc biệt, những năm gần đây, giá vàng biến động mạnh khiến một bộ phận người dân “lướt sóng vàng” cũng như một số khác tích trữ vàng gặp rất nhiều thua thiệt, đồng thời, tác động xấu tới nền kinh tế.
Chính vì vậy, từ 25/5 tới, vàng sẽ chính thức xóa tên trong giao dịch, mua bán tại Việt Nam. Tất cả chỉ dùng một phương thức thanh toán duy nhất là tiền đồng Việt Nam (trừ những giao dịch có “yếu tố nước ngoài” như du lịch, du học, xuất nhập khẩu,…) nhằm xóa bỏ hiện tượng đô la hóa và “vàng hóa” ở Việt Nam.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, lúc đầu có thể người dân chưa quen, nhưng chắc chắn rồi sẽ quen. Thực tế thì vài năm nay, nhiều người dân mua tài sản lớn như xe cộ, nhà đất cũng đã giao dịch bằng Việt Nam đồng.
THÁI BÌNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin