Nhóm nghiên cứu ở Bolzano, cùng với nhà dịch tễ học Betsy Foxman (ĐH Michigan) đã phân tích mẫu nước bọt của hơn 1.600 người. Họ được chia thành các nhóm đang hút thuốc, đã ngừng hút và chưa bao giờ hút thuốc lá.
Nhóm nghiên cứu ở Bolzano, cùng với nhà dịch tễ học Betsy Foxman (ĐH Michigan) đã phân tích mẫu nước bọt của hơn 1.600 người. Họ được chia thành các nhóm đang hút thuốc, đã ngừng hút và chưa bao giờ hút thuốc lá.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một công nghệ phổ biến để xác định vi khuẩn, cụ thể là phân tích trình tự gien 16S rRNA.
Kết quả cho thấy, những người chưa bao giờ hút thuốc mang một cộng đồng vi khuẩn khác biệt đáng kể trong miệng so với những người vẫn hút thuốc hoặc mới bỏ thuốc. Tiêu thụ thuốc lá chủ yếu ảnh hưởng đến vi khuẩn cần oxy hay (vi khuẩn hiếu khí).
Số lượng vi khuẩn này giảm liên tục khi người đó hút nhiều thuốc lá hơn; nếu một người ngừng hút thuốc, những vi khuẩn hiếu khí này sẽ dần dần tăng trở lại. Và thời gian không hút thuốc càng dài thì càng có nhiều vi khuẩn hiếu khí được tìm thấy trong nước bọt.
Những người hút thuốc được biết là có nguy cơ mắc cả bệnh nha chu và tim mạch. Những thay đổi trong hệ vi sinh vật đường miệng do sử dụng thuốc lá, chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí, chuyển đổi nitrat mà chúng ta ăn vào với thức ăn thành nitrit, sau đó trở thành oxit nitric.
Oxit nitric là một chất quan trọng để điều chỉnh huyết áp, trong số những thứ khác. Nếu có quá ít oxit nitric, điều này có thể góp phần khiến nướu dẫn máu kém và dễ mắc bệnh tim mạch. Người càng hút thuốc lá nhiều thì vi khuẩn khử nitrat sống trong miệng của họ càng ít.
MINH CHÂU
(Nguồn: the journal Scientific Reports)