Các nhà thiên văn học từ lâu lo rằng 2 lỗ đen quay tròn gần nhau một ngày sẽ sáp nhập tạo nên viễn cảnh thảm khốc.
Các nhà thiên văn học từ lâu lo rằng 2 lỗ đen quay tròn gần nhau một ngày sẽ sáp nhập tạo nên viễn cảnh thảm khốc.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà vật lý phát hiện ra rằng về mặt lý thuyết, 2 lỗ đen có thể tồn tại ở một khoảng cách cố định với nhau, nhờ lực hấp dẫn lẫn nhau của chúng hoàn toàn cân bằng với tốc độ vũ trụ đang giãn nở.
Nhóm nghiên cứu chứng minh rằng 2 lỗ đen có thể được cân bằng một cách tinh vi bằng cách chỉ ra “sự mâu thuẫn logic trong việc chứng minh một định lý và một giả định hạn chế trong một định lý khác”.
Một trong những giả định quan trọng của các định lý đó là vùng xung quanh các cặp lỗ đen trống rỗng. Tuy nhiên, theo mô hình chuẩn của vũ trụ học, năng lượng tối làm cho vũ trụ giãn nở với tốc độ nhanh hơn. Năng lượng tối này đôi khi được coi là tương đương với hằng số vũ trụ khó hiểu trong thuyết tương đối rộng.
Trong nghiên cứu mới, Óscar Dias- nhà vật lý ĐH Southampton ở Anh và các đồng nghiệp chứng tỏ rằng 2 lỗ đen có thể được định vị sao cho lực hút hấp dẫn lẫn nhau của chúng được bù đắp bằng gia tốc do hằng số vũ trụ.
GS Toby Wiseman (ĐH Hoàng gia London) nói: “Nếu những lỗ đen này được thiết lập theo đúng cách, chúng sẽ ở trạng thái cân bằng không ổn định, giống như một cây bút được đặt thăng bằng trên đầu nhọn của nó. Bất kỳ sự xáo trộn nào cũng sẽ phá hỏng sự cân bằng hoàn hảo này”.
HẢI HUỲNH (nguồn: Live Science)