Theo một thông cáo báo chí được Trường ĐH Griffith vừa công bố, việc ngoáy mũi có vẻ vô hại, nhưng nghiên cứu mới cho thấy việc ngoáy mũi có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng.
(VLO) Theo một thông cáo báo chí được Trường ĐH Griffith vừa công bố, việc ngoáy mũi có vẻ vô hại, nhưng nghiên cứu mới cho thấy việc ngoáy mũi có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng.
Nghiên cứu mới chứng minh rằng vi khuẩn có thể di chuyển qua dây thần kinh khứu giác trong mũi và vào não ở chuột, nơi nó tạo ra các dấu hiệu nhận biết bệnh Alzheimer.
Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng Chlamydia pneumoniae sử dụng dây thần kinh kéo dài giữa khoang mũi và não như một đường dẫn trực tiếp để đến hệ thống thần kinh trung ương. Sau đó, các tế bào trong não phản ứng bằng cách tích tụ protein amyloid beta, một tiền chất quan trọng cho sự phát triển của bệnh Alzheimer.
GS James St John - Trưởng Trung tâm Nghiên cứu Tế bào gốc và Sinh học Thần kinh Clem Jones, cho biết: “Chúng tôi là người đầu tiên cho thấy Chlamydia pneumoniae có thể đi thẳng lên mũi và vào não, nơi nó có thể gây ra các bệnh lý giống như bệnh Alzheimer.
Chúng tôi đã thấy điều này xảy ra trong một mô hình chuột và bằng chứng có khả năng đáng sợ đối với con người”.
MINH CHÂU (Nguồn: InterestingEngineering)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin