Một nghệ nhân làm gốm ở Ấn Độ đã phát minh ra chiếc tủ lạnh độc đáo làm từ đất sét hoạt động mà không cần sử dụng điện năng, giá thành thấp, hướng tới những khách hàng gặp khó khăn, chưa có điện sử dụng tại nhà.
Một nghệ nhân làm gốm ở Ấn Độ đã phát minh ra chiếc tủ lạnh độc đáo làm từ đất sét hoạt động mà không cần sử dụng điện năng, giá thành thấp, hướng tới những khách hàng gặp khó khăn, chưa có điện sử dụng tại nhà.
Tủ lạnh không dùng điện làm ra từ xưởng đồ gốm của ông Mansukhabhai Prajapati. Nguồn: ECOIDEAZ |
Vào thập niên 90, quá trình công nghiệp hóa ảnh hưởng lớn tới ngành gốm sứ ở bang Gujarat, nơi nổi tiếng với truyền thống làm đồ gốm ở Ấn Độ. Nhiều xưởng gốm thủ công phải đóng cửa. Ông Mansukhabhai Prajapati lúc đó cũng kế thừa một xưởng gốm lâu đời của gia đình đứng trước bài toán thay đổi hay là ngưng hoạt động. Năm 2001, sau khi chứng kiến nhiều gia đình khó khăn, bị mất điện sau trận động đất lớn, không có nơi dự trữ thực phẩm, Prajapati đã nảy ra ý tưởng làm chiếc tủ lạnh bằng đất sét với chi phí thấp mà không cần dùng điện.
Mất 4 năm để thiết kế và hoàn chỉnh chiếc tủ lạnh bằng đất sét đầu tiên, đến nay quy trình làm ra 1 chiếc chỉ mất khoảng 8 ngày, với các bước gần giống như làm đồ gốm khác. Tủ có hình chữ nhật, kích thước nhỏ gọn, với ngăn chứa thực phẩm bên trong và trên cùng là thùng chứa nước để chảy qua các đường dẫn nước xung quanh tủ. Nước làm mát lớp đất sét nên nhiệt độ bên trong tủ luôn mát hơn bên ngoài khoảng 80C. Tủ có thể trữ rau, củ, quả, thậm chí sữa trong vài ngày đến 1 tuần mà giá chỉ khoảng 40 USD, tức là bằng 1/3 so với tủ lạnh chạy điện thông thường. Tuy chưa phải là mức nhiệt độ lý tưởng so với các loại tủ lạnh dùng điện nhưng đây là một lựa chọn hợp lý cho những người khó khăn hoặc chưa có điện sử dụng. Ông Prajapati cho biết cả những người có thu nhập khá cũng mua nó bởi tủ lạnh an toàn và thân thiện với môi trường, giải quyết phần nào bài toán lãng phí thực phẩm.
Nhờ sự sáng tạo gắn với nghề thủ công truyền thống mà dù các ngành vật liệu khác có phát triển mạnh tại Ấn Độ, xưởng gốm của ông vẫn hoạt động tốt, tạo việc làm cho 150 lao động mà hầu hết là phụ nữ. Mỗi ngày 25.000 sản phẩm gốm các loại ra lò tại đây và bán đi khắp Ấn Độ thậm chí ra nước ngoài.
Theo T.NGỌC (Báo Hậu Giang/ Business Insider Today)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin