Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã ghi lại được hình ảnh của hố đen siêu nặng nằm ở trung tâm thiên hà của chúng ta.
Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã ghi lại được hình ảnh của hố đen siêu nặng nằm ở trung tâm thiên hà của chúng ta.
Đây là quan sát trực tiếp đầu tiên xác nhận sự tồn tại của hố đen này, còn được biết tới với tên gọi Sagittarius A*, nằm ở trung tâm Dải Ngân hà.
Các hố đen không phát ra ánh sáng nhưng hình ảnh này đã cho thấy hố đen được bao quanh bởi một vòng sáng, được cho là ánh sáng bị bẻ cong bởi lực hấp dẫn của hố đen.
Hố đen Sagittarius A* nằm ở trung tâm Dải Ngân hà. Ảnh: CNN |
"Trong hàng thập kỷ qua, các nhà thiên văn học đã tự hỏi cái gì nằm ở trung tâm thiên hà của chúng ta, kéo các vì sao vào những quỹ đạo chặt chẽ qua lực hấp dẫn dữ dội của nó", Michael Johnson, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian cho hay trong một thông báo.
Hố đen này nằm cách Trái Đất 27.000 năm ánh sáng. Hệ Mặt trời của chúng ta nằm ở một trong những cánh tay xoắn của Dải Ngân hà, đó là lý do tại sao chúng ta ở xa trung tâm thiên hà tới vậy. Nếu chúng ta có thể quan sát được trên bầu trời đêm, hố đen này trông sẽ có kích cỡ bằng như một chiếc bánh vòng (Doughnut).
"Chúng tôi cảm thấy bất ngờ bởi kích cỡ của vòng tròn trên tương đồng với những dự đoán theo Thuyết tương đối rộng của Einstein", Geoffrey Bower - nhà khoa học trong dự án kính thiên văn Chân trời Sự kiện cho hay.
"Những quan sát chưa từng có này đã tăng cường hiểu biết của chúng ta về những gì diễn ra ở trung tâm của thiên hà và đem đến những kiến thức về việc các hố đen khổng lồ tương tác với môi trường xung quanh chúng như thế nào".
Các nhà thiên văn học đã mất 5 năm để ghi lại và xác nhận hình ảnh cũng như khám phá này. Trước đó, các nhà khoa học đã quan sát được các ngôi sao quay quanh một vật thể khổng lồ vô hình nào đó ở trung tâm thiên hà.
Phát hiện trên được đóng góp bởi hơn 300 nhà nghiên cứu và 80 viện nghiên cứu làm việc với mạng lưới 8 kính thiên văn vô tuyến trên toàn cầu, hợp thành dự án Kính thiên văn Chân trời Sự kiện.
Mặc dù 2 hố đen này trông có vẻ giống nhau nhưng Sagittarius A* nhỏ hơn M87* 1.000 lần. Ảnh: CNN |
Đây là lần thứ hai các nhà khoa học ghi lại được hình ảnh của một hố đen. Hố đen đầu tiên được ghi lại là M87*, năm ở Thiên hà Messier 87 xa xôi, cách chúng ta 55 triệu năm ánh sáng vào năm 2019.
Mặc dù 2 hố đen này trông có vẻ giống nhau nhưng Sagittarius A* nhỏ hơn M87* 1.000 lần./.
Theo Kiều Anh/VOV.VN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin