Trung Quốc đang thực hiện giấc mơ không gian?

12:12, 20/12/2020

Ngày 17/12/2020, tàu vụ trũ Thường Nga 5 (Chang'e-5) của Trung Quốc đã trở về Trái đất, kết thúc hành trình khám phá Mặt trăng cũng như mang trở về các mẫu đất đá thu thập được từ hành tinh này. Tàu đã hạ cánh ở một khu vực thuộc Khu tự trị Nội Mông, phía Bắc Trung Quốc, vào lúc 1 giờ 59 phút sáng (giờ Bắc Kinh). Phải chăng Trung Quốc đang âm thầm thực hiện chương trình chinh phục vũ trụ đặc biệt?

 

Tàu Thường Nga 5 đã hạ cánh an toàn xuống Khu tự trị Nội Mông sáng 17/12.
Tàu Thường Nga 5 đã hạ cánh an toàn xuống Khu tự trị Nội Mông sáng 17/12.

Ngày 17/12/2020, tàu vụ trũ Thường Nga 5 (Chang’e-5) của Trung Quốc đã trở về Trái đất, kết thúc hành trình khám phá Mặt trăng cũng như mang trở về các mẫu đất đá thu thập được từ hành tinh này. Tàu đã hạ cánh ở một khu vực thuộc Khu tự trị Nội Mông, phía Bắc Trung Quốc, vào lúc 1 giờ 59 phút sáng (giờ Bắc Kinh). Phải chăng Trung Quốc đang âm thầm thực hiện chương trình chinh phục vũ trụ đặc biệt?

Tàu thăm dò vũ trụ Thường Nga 1 (Chang’e 1), được phóng đi năm 2007, với nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho việc thăm dò Mặt trăng, phân tích sự phân bố các nguồn tài nguyên cũng như thu được hình ảnh 3 chiều về Mặt trăng. Thường Nga 2 (Chang’e 2) được phóng năm 2010, hiện đã đạt đến quỹ đạo cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km. Thường Nga 3 (Chang’e 3) được phóng năm 2013, lần đầu tiên mang theo robot khám phá Mặt trăng. Trung Quốc phóng Thường Nga 5 (Chang’e- 5) sau 4 lần trì hoãn kể từ năm 2017 với nhiệm vụ mang được 2kg đất và đá từ Mặt trăng trở lại Trái đất để nghiên cứu phục vụ cho công tác nghiên cứu, khai thác. Các tiểu hành tinh giàu tài nguyên là mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc. Ví dụ, tiểu hành tinh Asteroid Ryugu được hình thành từ hàng tấn niken, sắt, coban, vàng..., có giá trị ước khoảng 95 tỷ USD hoặc một thiên thạch giàu bạch kim trị giá 54.000 tỷ USD bay cách xa Trái đất 1,5 triệu dặm...

Trong khi Hiệp ước thượng tầng không gian (OST) ra đời năm 1967 nghiêm cấm mọi quốc gia chiếm đoạt lãnh thổ không gian làm riêng của mình thì nhiều nước lại vi phạm hiệp ước này, trong đó có Trung Quốc. Thậm chí các nhà khoa học ĐH Thanh Hoa còn công bố, Trung Quốc sẽ tìm cách di chuyển một tiểu hành tinh vào quỹ đạo Trái đất để khai thác hay còn gọi là dự án “bắt sống” các tiểu hành tinh gần Trái đất (NEO) phục vụ cho mục tiêu khai khoáng.

Do bị cấm tham dự Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) bởi quyết định của Chính phủ Mỹ, nên Trung Quốc đã đầu tư mạnh, phát triển các trạm vũ trụ riêng như Thiên Cung 1, Thiên Cung 2 và Thiên Cung 3. Các trạm không gian quỹ đạo Thiên Cung này sẽ hỗ trợ 3 phi hành gia làm việc trên quỹ đạo. Với việc ISS dự kiến sẽ nghỉ hưu vào năm 2025, các trạm Thiên Cung này sẽ trở thành trạm vũ trụ duy nhất của Trái đất.

Trong dự án, tham vọng không gian của Trung Quốc khác với Mỹ và Nga, không tập trung vào sự cạnh tranh địa chính trị mà hướng tới hoạt động dài hạn để tạo nguồn lực và thiết lập một sự hiện diện vĩnh viễn trong không gian.

Trong khi với Mỹ, ngân sách của NASA bắt đầu giảm, chương trình tàu con thoi Apollo đã nghỉ hưu, mọi việc dần chuyển sang cho tư nhân thì Trung Quốc lại đổ tiền vào chương trình không gian một cách chính thức và có ý đồ cụ thể.

Sự mơ hồ luật pháp không gian quốc tế liên quan đến quyền sở hữu tài sản trong không gian của Trung Quốc được dựa trên quan điểm “ai đến trước, được trước” đã biến Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên vi phạm hiệp ước OST ra đời năm 1967, xâm phạm nghiêm trọng di sản chung của toàn nhân loại.

Sứ mệnh của tàu Thường Nga được đánh giá là một trong những sứ mệnh phức tạp và thử thách nhất trong lịch sử hàng không vũ trụ Trung Quốc.

Để thực hiện sứ mệnh này, tàu được trang bị camera để khảo sát bãi đáp và khu vực lấy mẫu, một máy đo phổ hồng ngoại để phát hiện thành phần vật chất của khu vực lấy mẫu và thiết bị thăm dò cấu trúc dưới bề mặt.

Thường Nga 5 có tổng cộng 4 module, gồm một tàu quỹ đạo (Orbiter), một tàu đổ bộ mang theo các dụng cụ chuyên dụng để thu thập mẫu vật (Lander), một tàu lấy mẫu vật (Ascender) và một tàu chứa nhỏ để mang các mẫu vật thu được về Trái đất an toàn (Returner).

Trung Quốc đổ hàng tỷ USD vào chương trình không gian nhằm tìm cách bắt kịp Washington và Moscow trong lĩnh vực này và trở thành nước thứ 3 lấy được mẫu từ Mặt trăng, sau Hoa Kỳ và Liên Xô trong những năm 1960 và 1970.

Dưới thời ông Tập Cận Bình, Trung Quốc phát triển nhiều kế hoạch để thực hiện giấc mơ không gian. Bắc Kinh có kế hoạch lắp đặt một trạm vũ trụ trên quỹ đạo Trái đất vào năm 2022 và sau đó đưa người lên Mặt trăng trong thập kỷ tới.

Như vậy, phải chăng điều mà Trung Quốc thực sự muốn làm trong tương lai là trở thành một cường quốc khám phá không gian?

Ngay sau khi tàu hoàn tất các thủ tục hạ cánh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi lời chúc mừng và bày tỏ hy vọng sứ mệnh khám phá không gian lần này của tàu Thường Nga 5 sẽ đóng góp thêm kiến thức cho việc hiểu hơn về nguồn gốc Mặt trăng và lịch sử phát triển của hệ Mặt trời.

ĐÔNG PHƯƠNG

(Tổng hợp) 

 

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh