2 nhà nghiên cứu Xiaonan Hui và Edwin Kan thuộc ĐH Cornell đã phát triển một phương pháp mới theo dõi dấu hiệu quan trọng của bệnh nhân mà không cần tiếp xúc trực tiếp dù chỉ ngoài da.
2 nhà nghiên cứu Xiaonan Hui và Edwin Kan thuộc ĐH Cornell đã phát triển một phương pháp mới theo dõi dấu hiệu quan trọng của bệnh nhân mà không cần tiếp xúc trực tiếp dù chỉ ngoài da.
Bất cứ ai từng nằm viện đều biết rằng, các phương tiện được sử dụng để đo các dấu hiệu quan trọng khá hạn chế và trong một số trường hợp có thể gây đau đớn.
Thiết bị mới này dựa trên công nghệ chip RFID. Nó hoạt động bằng cách gửi một tín hiệu radio vào cơ thể và nghe tín hiệu quay trở lại (giống như sonar- hệ thống định vị siêu âm) và chuyển tiếp những gì nó tìm thấy tới một đơn vị xử lý gần đó.
Hui và Kan phát hiện ra rằng công nghệ đơn giản này có thể được sử dụng để theo dõi những dấu hiệu quan trọng nếu được lập trình bằng những cách cụ thể.
Bằng cách gửi một tín hiệu vào ngực, ví dụ và lưu ý đến những rối loạn nhẹ trong tín hiệu được gửi lại, thiết bị có thể giám sát hoạt động thở. Gần giống như vậy, nó cũng có thể theo dõi nhịp tim.
Và bằng cách đặt một thiết bị gần cổ tay, nó có thể được sử dụng để đo huyết áp bằng cách tính toán thời gian trôi qua giữa
các nhịp tim.
Vì thiết bị này quá nhỏ, các nhà nghiên cứu cho biết, nó có thể được khâu vào áo choàng của bệnh viện hoặc tấm trải giường.
Trong cách sắp xếp như vậy, mỗi bệnh nhân sẽ được theo dõi bởi một hoặc nhiều thiết bị mà không gắn bất cứ thứ gì vào cơ thể.
Họ chỉ ra rằng công nghệ này thực sự có thể được sử dụng để theo dõi nhiều bệnh nhân nếu cần thiết. Họ lưu ý thêm rằng vì phần cứng đã có sẵn, sử dụng nó để theo dõi bệnh nhân sẽ không tốn kém và dễ sử dụng đối với các nhân viên bệnh viện.
Thiết bị này cũng cứng chắc, các nhà nghiên cứu cũng cho qua máy giặt vài lần và nó vẫn hoạt động hoàn hảo.
HẢI HUỲNH (Nguồn: Tech Xplore)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin