Miếng dán giúp tái tạo cơ quan, phục hồi chức năng não và làm lành vết thương

01:08, 13/08/2017

Công nghệ này được gọi là Tissue Nanotransfection (TNT), sử dụng một nanochip kích thước cỡ một đồng xu, được đặt trên da trong chốc lát, sau đó có thể gỡ bỏ.

 

Công nghệ này được gọi là Tissue Nanotransfection (TNT), sử dụng một nanochip kích thước cỡ một đồng xu, được đặt trên da trong chốc lát, sau đó có thể gỡ bỏ.

Trong thời gian đó, chip được tiêm mã di truyền vào tế bào da, biến chúng thành bất kỳ loại tế bào cần thiết để khôi phục lại các mạch máu bị thương. Nghiên cứu mới này cho thấy hiệu quả trong vài ngày.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc ĐH bang Ohio có thể khôi phục chức năng não cho chuột sau đột quỵ và giải cứu chấn thương nặng ở chân chỉ trong 3 tuần với 1 lần dán duy nhất thiết bị này.

“Chỉ mất một phần giây thôi. Bạn đơn giản chỉ chạm con chip vào vùng bị thương, sau đó gỡ bỏ nó. Tại thời điểm đó, việc lập trình lại tế bào bắt đầu”- Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Chandan Sen- Giám đốc Trung tâm Y học Hồi phục và Liệu pháp trên tế bào- cho biết.

Trong hàng loạt thí nghiệm, ông đã lãnh đạo nhóm các nhà nghiên cứu ứng dụng chip vào chân bị thương của chuột, khi chụp các mạch máu cho thấy có ít hoặc không có lưu lượng máu.

“Chúng tôi đã lập trình lại tế bào da của chúng trở thành các tế bào mạch máu”-Chandan Sen nói. “Trong vòng 1 tuần chúng tôi bắt đầu nhận thấy sự chuyển đổi. Đến tuần thứ hai, các mạch máu hoạt động được hình thành và vào tuần thứ ba, chân của chuột đã được chữa khỏi- không có hình thức điều trị nào khác”- ông cho biết thêm.

Đồng tác giả James Lee, GS. về kỹ thuật hóa học và phân tử sinh học ở bang Ohio- nói: “Điều này mở rộng khái niệm được biết như là liệu pháp gien và nó cũng đã được tiến hành từ khá lâu. Sự khác biệt với công nghệ của chúng tôi là làm thế nào đưa DNA vào các tế bào”.

Con chip được nạp với mã di truyền cụ thể hoặc một số protein nhất định, được đặt trên da và một dòng điện nhỏ tạo ra các kênh trong mô. DNA hoặc RNA được tiêm vào những kênh mà nó mất gốc và bắt đầu lập trình lại các tế bào.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature Nanotechnology, tác giả Daniel Gallego-Perez ở bang Ohio đã chứng minh kỹ thuật này làm việc hiệu quả đến 98%.

“Điều thú vị hơn nữa là nó không chỉ hoạt động trên da mà còn ở bất kỳ loại mô nào”- Sen nói.

Thực tế, các nhà nghiên cứu đã có thể phát triển các tế bào não trên bề mặt da của chuột, thu hoạch chúng, sau đó tiêm chúng vào não bị thương của chuột. Chỉ vài tuần sau khi bị đột quỵ, chức năng não của chuột đã được phục hồi và chữa lành.

Bởi kỹ thuật này sử dụng các tế bào riêng của bệnh nhân và không dựa vào thuốc, các nhà nghiên cứu mong đợi nó được phê duyệt cho các thử nghiệm trên người trong vòng năm.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: Mail Online/Health)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh