Người dùng Việt bị tấn công ngân hàng trực tuyến nhiều nhất. Đó là nhận định của bà Sylvia Ng- Giám đốc điều hành Kaspersky Lab khu vực Đông Nam Á về các mối đe dọa mạng tài chính trong năm 2016.
Người dùng Việt bị tấn công ngân hàng trực tuyến nhiều nhất. Đó là nhận định của bà Sylvia Ng- Giám đốc điều hành Kaspersky Lab khu vực Đông Nam Á về các mối đe dọa mạng tài chính trong năm 2016.
Người dùng Việt cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.Ảnh: ĐỨC THIỆN |
Theo bà Sylvia Ng, trong năm 2016, số người dùng bị phần mềm độc hại tấn công nhằm vào dữ liệu tài chính tăng khoảng 30,55% so với năm trước, nâng tổng số vụ tấn công lên đến gần 1,1 triệu vụ.
Hầu hết các cuộc tấn công phần lớn nhắm đến người dùng cá nhân thông thường, chỉ khoảng 17,7% các cuộc tấn công nhắm mục tiêu đến người dùng doanh nghiệp.
Trước đó, một số chuyên gia an ninh mạng đã chỉ ra 2 cách thức mà hacker sử dụng để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của người dùng tại Việt Nam.
Cách thứ nhất là sử dụng mã độc đánh cắp thông tin. Cụ thể, hacker tạo một ứng dụng độc hại, thường là núp bóng ứng dụng phổ biến hoặc phần mềm bẻ khóa (crack) rồi đẩy lên Internet.
Khi người dùng tải về và sử dụng, mã độc sẽ được kích hoạt để đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu. Chiếm được tài khoản của người dùng, tin tặc sẽ tiến hành các giao dịch lấy cắp tiền.
Cách thức thứ hai là giả mạo website ngân hàng, tổ chức tài chính. Trong hình thức này, hacker tạo ra các website có giao diện giống hệt trang của ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền… Bước tiếp theo, chúng mạo danh ngân hàng, người thân, bạn bè gửi đường dẫn trang web đó tới nạn nhân.
Trên trang giả mạo, người dùng sẽ được yêu cầu nhập thông tin cá nhân, tài khoản. Một khi thực hiện theo các hướng dẫn này là người dùng đã tự cung cấp tài khoản của mình cho hacker.
Mới đây, các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab vừa phát hiện ra phần mềm độc hại mới NukeBot đã được thiết kế để đánh cắp các thông tin của khách hàng ngân hàng trực tuyến.
Khi lây nhiễm, NukeBot phát tán mã độc vào trang web của dịch vụ ngân hàng trực tuyến được hiển thị trong trình duyệt của nạn nhân và sau đó đánh cắp dữ liệu người dùng, giả mạo thông tin của họ và hơn thế nữa.
Để bảo vệ bạn và khách hàng khỏi các cuộc tấn công của NukeBot, các chuyên gia bảo mật của Kaspersky Lab khuyến cáo các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến phải đảm bảo có một giải pháp phòng ngừa gian lận hiệu quả để có thể phát hiện nhanh chóng và chính xác việc sử dụng trái phép các tài khoản khách hàng và hoạt động tài chính không thường xuyên.
Đối với khách hàng của dịch vụ ngân hàng trực tuyến, họ nên sử dụng một giải pháp bảo mật Internet với các công nghệ phù hợp để bảo vệ các giao dịch tài chính, ví dụ như Safe Money của Kaspersky Lab. Đồng thời người dùng nên thường xuyên chạy quét hệ thống để kiểm tra các lây nhiễm có thể xảy ra.
Theo các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab, một số mẫu Trojan này đã được biên soạn và chia sẻ trên các diễn đàn hacking ngầm. Hầu hết là các bản thảo mã độc thô, khó hoạt động. Tuy nhiên, các chuyên gia của công ty đã xác định được một số có thể gây ra những mối đe dọa thực sự.
Các phiên bản trước của Trojan NukeBot được biết đến là TinyNuke, nhưng thiếu các tính năng cần thiết để khởi động các cuộc tấn công.
Tuy nhiên, các phiên bản mới nhất đã có thể hoạt động được và chứa mã để nhắm mục tiêu đến người dùng của các ngân hàng cụ thể.
Khoảng 5% tất cả các mẫu được tìm thấy bởi Kaspersky Lab là phiên bản “chiến đấu” mới của NukeBot, có mã nguồn và khả năng tấn công được nâng cao.
Các phiên bản này có chứa các mẫu mã cụ thể, mô phỏng các phần của giao diện người dùng của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến thực.
Dựa trên phân tích, chuyên gia Kaspersky Lab tin rằng các mục tiêu chính của phiên bản NukeBot mới là người dùng của một số ngân hàng Pháp và Mỹ. Tuy nhiên với sự vận hành của thế giới internet, người dùng Việt vẫn phải hết sức cẩn trọng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab cũng phát hiện ra một số biến thể của NukeBot không có chức năng chèn web và được thiết kế để lấy cắp mật khẩu trình duyệt và mật khẩu mail của khách hàng.
Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 2 về lượng thiết bị IoT (Internet of Things- vạn vật kết nối internet) bị tấn công, chỉ sau Trung Quốc. Còn mã độc lây qua USB, CD, DVD tấn công hơn nửa triệu người dùng Việt.
Theo báo cáo tình hình an ninh mạng Việt Nam quý II/2017, người dùng Việt Nam đứng thứ 20 trên thế giới trong bảng xếp loại bị tấn công bởi các mối đe dọa cục bộ. Trung bình 19,75% người dùng ở Việt Nam đã bị tấn công bởi các mối đe dọa cục bộ trong giai đoạn này.
Ông Nguyễn Huy Dũng- Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: “An toàn thông tin cần phải biến thành một hành động thường xuyên, một thói quen, kỹ năng sống của mọi cá nhân, tổ chức trong không gian kết nối không gian mạng hiện nay”. |
ĐÔNG PHƯƠNG (tổng hợp)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin