Miếng dán công nghệ mới tăng cường hiệu quả vắc xin cúm

07:07, 24/07/2017

Theo một nghiên cứu mới của ĐH bang Georgia, tiêm chủng qua da bằng miếng dán nhiều kim nhỏ phân hủy sinh học và protein được tạo từ các phân tử vi rút cúm có thể cải thiện hiệu quả của vắc xin cúm thông thường.

 

Theo một nghiên cứu mới của ĐH bang Georgia , tiêm chủng qua da bằng miếng dán nhiều kim nhỏ phân hủy sinh học và protein được tạo từ các phân tử vi rút cúm có thể cải thiện hiệu quả của vắc xin cúm thông thường.

Để tăng tính bảo vệ của các loại vắc xin cúm tiêu chuẩn, nhóm nghiên cứu của PGS. Baozhong Wang (Viện Khoa học Y sinh học bang Georgia ) đã chế tạo một protein tổng hợp (4M2e-tFliC) với 4 chuỗi khác nhau của M2e từ 4 loại cúm phụ khác.

M2e là một peptide- một hợp chất của 2 hoặc nhiều axit amin liên kết trong một chuỗi, được tìm thấy trong tất cả các chủng cúm. Protein hợp nhất cũng có chứa flagellin (FliC)- một loại peptide được tìm thấy trong hầu hết các vi khuẩn có flagella hoạt động như một chất xúc tác mạnh khi kết hợp với các kháng nguyên khác hoặc các chất lạ gây ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể.

Với sự hợp tác cùng TS. Mark R. Prausnitz thuộc Viện Công nghệ Georgia , miếng dán được tạo từ polymer có tính tương thích sinh học và những kim siêu nhỏ trên miếng dán có thể hòa tan và nhả vắc xin vào da nhanh chóng.

Miếng dán phân hủy sinh học, được thiết kế cung cấp vắc xin vào lớp biểu bì là một công nghệ mới phân phối vắc xin và có thể cải thiện khả năng phản ứng miễn dịch cơ thể. Da là nơi có tiềm năng tiêm chủng vì có nhiều mạch máu và mạch bạch huyết, cũng như nhiều loại tế bào miễn dịch khác nhau.

Ngoài ra, nhiều tế bào trong da biểu hiện TLR5, thụ thể FliC kích hoạt hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Kết hợp việc đưa vào da kháng nguyên M2e với tFliC làm chất xúc tác tạo ra một sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: Journal of Controlled Release)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh