Các nhà nghiên cứu ĐH Quốc gia
Các nhà nghiên cứu ĐH Quốc gia
Robot được nhóm nghiên cứu đặt tên là “DeployBot”, di chuyển giống như một con giun khi dòng điện được đưa vào khung của nó.
Nhóm nghiên cứu tin rằng nó có thể đem lại nhiều mục đích sử dụng, bao gồm các nhiệm vụ không gian trong tương lai, nơi mà việc tiếp cận với động cơ bị hạn chế.
Phát biểu với Phys.org, Sung-Hoon Ahn, đồng tác giả nghiên cứu, nói: “Ưu điểm chính của robot này là độ bền trong các môi trường khác nhau do thiếu hệ thống cơ học như động cơ và bánh răng. Các vấn đề đang đối mặt với robot dựa trên động cơ, chẳng hạn như siết kín và bôi trơn các hệ thống máy móc trong môi trường nước hoặc không gian, không phải là vấn đề cho bộ truyền động thông minh”.
DeployBot được lắp ráp từ 8 mô đun- 4 cho cơ thể và 1 mô đun trên mỗi chân. Các mô đun được làm bằng vật liệu vừa cứng vừa dẻo, chứa các nam châm từ tính giúp chúng kết nối và khóa lại với nhau.
Chúng nằm phẳng trong trạng thái xếp lại, các mô đun bật lên thành hình vuông khi một dây hợp kim được kích thích bằng điện. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học có thể làm cho robot di chuyển theo 2 cách khác nhau.
Cách đầu tiên họ gọi là “hành trình nhấp nhô”, tương tự như cách di chuyển của một con giun. Để làm được điều này, dòng điện được áp dụng trong 1 chuỗi 4 bước để tạo ra một chuyển động giống như sóng qua cơ thể của robot, từ trước ra sau. Sự mất cân bằng khi tiếp xúc với mặt đất giữa chân trước và chân sau khiến robot kéo chân sau lên trong khi giữ chân trước tại vị trí, dẫn đến chuyển động về phía trước.
Cách di chuyển thứ 2 họ gọi là “hành trình đi bộ”, tương tự như cách con vật đi bộ bằng 4 chân.
Cách di chuyển này đòi hỏi robot phải trợ lực toàn bộ trọng lượng chỉ trên 2 chân, không phải trên đất. Nhưng dưới nước, việc giảm lực cho phép robot di chuyển theo cách này.
DeployBot không phải là loại di chuyển nhanh, hiện nó chỉ di chuyển ở khoảng 2 m/giờ. Nó cũng có thể quay lại- ở tốc độ chậm- sử dụng 21 bước để xoay 90 độ.
Tuy nó không nhanh, nhưng có thể hữu ích cho các ứng dụng mà tốc độ không quan trọng.
HẢI HUỲNH (Nguồn: Mail Online/Science)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin