Các nhà khoa học Đức đang thử nghiệm mặt trời nhân tạo có cường độ gấp 10.000 lần ánh sáng mặt trời tự nhiên trên Trái Đất.
Các nhà khoa học Đức đang thử nghiệm mặt trời nhân tạo có cường độ gấp 10.000 lần ánh sáng mặt trời tự nhiên trên Trái Đất.
Các nhà khoa học Đức vừa khởi động "mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới" với hy vọng nguồn ánh sáng cường độ cao này có thể được sử dụng để tạo ra nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Thí nghiệm mang tên Synlight được tiến hành ở Julich, cách thành phố Cologne của Đức khoảng 30 km về phía Tây.
Mặt trời nhân tạo này bao gồm 149 đèn công suất lớn xếp theo hình tổ ong, khi bật tất cả lên sẽ tạo ra ánh sáng có cường độ gấp 10.000 lần ánh sáng mặt trời tự nhiên trên Trái Đất.
Mặt trời nhân tạo gồm hệ thống bóng đèn xếp theo hình tổ ong.(Ảnh: Internet) |
Một khi tất cả đèn được xoay hướng để tập trung ánh sáng vào một điểm duy nhất, nó có thể tạo ra mức nhiệt 3.500 độ C, gấp 2 - 3 lần nhiệt độ lò nung.
Các nhà khoa học kỳ vọng, thông qua cỗ máy Synlight có thể tạo ra phản ứng tạo ra Hydro bằng cách dùng nhiệt độ cao. Nguồn Hydro có thể được sử dụng làm nhiên liệu thân thiện với môi trường cho ô tô và máy bay.
Nhiều người xem Hydro là nhiên liệu của tương lai vì không thải ra khí Cacbonic (CO2) khi đốt, tức sẽ không làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu.
Tuy nhiên, Hydro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ nhưng lại hiếm trên Trái đất. Cách duy nhất để tạo ra Hydro hiện nay là điện phân nước thành Oxy và Hydro.
Synlight ra đời sau gần 2 năm chế tạo với chi phí khổng lồ lên đến gần 5 triệu USD. Tuy nhiên, hiện cỗ máy này sử dụng nguồn năng lượng khổng lồ.
4 giờ hoạt động của nó tiêu thụ tương đương với lượng điện sử dụng trong 1 năm của một hộ gia đình 4 người. Do đó, mục tiêu sắp tới của các nhà khoa học là sử dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên cho cỗ máy này./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV-Trung tâm Tin
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin