Facebook tạo công nghệ đem Internet đến với mọi người

09:07, 30/07/2016

Facebook vừa phát triển một phương pháp có thể cho phép mọi người có quyền truy cập vào Internet dù ở bất kỳ đâu trên thế giới. Đó là công nghệ laser dùng để bắn chùm sóng Internet đến những nơi xa xôi.

Facebook vừa phát triển một phương pháp có thể cho phép mọi người có quyền truy cập vào Internet dù ở bất kỳ đâu trên thế giới. Đó là công nghệ laser dùng để bắn chùm sóng Internet đến những nơi xa xôi.

Trong khi mạng thông tin liên lạc tốc độ cao có dây hiện đang sử dụng laser để chuyển tải thông tin, mạng không dây vẫn sử dụng tần số vô tuyến hoặc vi sóng.

Tuy nhiên, Facebook cho biết đây là một phương pháp mới phát hiện tín hiệu thông tin quang học đi thông qua không khí bằng cách sử dụng laser. Phát hiện này- theo Facebook- có thể “mở đường cho mạng quang học không dây”. Facebook bắt đầu nghiên cứu này với mục đích đưa Internet đến với công chúng.

Ông Tobias Tiecke- người đứng đầu nghiên cứu- cho biết: “Một số lượng lớn người dân chưa được kết nối với Internet, vì cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc không dây chưa có, chủ yếu là ở các vùng nông thôn trên thế giới. Chúng tôi đang phát triển công nghệ truyền thông được tối ưu hóa cho các khu vực xa xôi nơi người dân sống ở những vùng miền khác nhau”.

Các phương pháp hiện tại kết nối với mạng không dây yêu cầu có sợi quang học và các tháp tín hiệu- đó có thể là một thách thức để triển khai ở vùng sâu vùng xa.

Thay vào đó, sử dụng laser để truyền thông tin qua khí quyển có thể cung cấp băng thông rộng và dung lượng dữ liệu cao lợi thế về chi phí và hiệu quả.

Thiết bị sử dụng vật liệu huỳnh quang thay vì quang học truyền thống để thu thập ánh sáng và tập trung nó vào một máy dò hình ảnh nhỏ.

Ông Tiecke cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh việc sử dụng sợi quang học huỳnh quang để hấp thụ một màu của ánh sáng và phát ra một màu khác. Các sợi quang hấp thụ ánh sáng đến từ bất kỳ hướng nào trên một diện tích lớn và ánh sáng phát ra đi bên trong các sợi quang học, lọc ánh sáng qua một máy dò ảnh rất nhanh và nhỏ”.

Bởi vì vật liệu huỳnh quang không phát ra cùng một màu sắc chúng hấp thụ, một ánh sáng sáng hơn có thể được xoay vòng dưới 2 nano giây.

Trong khi, điều này chỉ truyền tải 2 Gbps (gigabits) dữ liệu mỗi giây, Facebook nói, nếu vật liệu được phát triển trong phần hồng ngoại của quang phổ ánh sáng, chúng ta có thể thấy tốc độ dữ liệu hơn 10 Gbps. Nếu so sánh, bình thường hệ thống Wi-fi sử dụng tại nhà chỉ khoảng 54 Mbps mỗi giây- ít hơn 40 lần so với việc truyền tải của các tia laser.

Các bước tiếp theo của các nhà nghiên cứu là chuyển công nghệ này ra khỏi phòng thí nghiệm và tạo ra một nguyên mẫu được kiểm nghiệm trong một tình huống thực tế. Ông Tiecke cho biết thêm: “Đây là một hệ thống rất mới và có rất nhiều khả năng phát triển trong tương lai”.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: The Optica journal & Mail Online)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh