Nhận thức những lời dạy của Bác Hồ có nét tương đồng với lời dạy của đức Phật, Thượng tọa Thích Giác Hiển- Phó Ban Trị sự, Trưởng Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Long- đã noi theo những tư tưởng quý báu của Người, sống "tốt đời, đẹp đạo", tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo để "phụng sự chúng sanh".
Các tin liên quan |
Nhận thức những lời dạy của Bác Hồ có nét tương đồng với lời dạy của đức Phật, Thượng tọa Thích Giác Hiển- Phó Ban Trị sự, Trưởng Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Long- đã noi theo những tư tưởng quý báu của Người, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo để “phụng sự chúng sanh”.
Công tác an sinh xã hội “phụng sự chúng sanh” luôn được Thượng tọa Thích Giác Hiển quan tâm. |
Thầy thuốc cứu người
Vừa trở về sau chuyến đi Hà Nội cũng là lúc những cơn mưa chiều tháng 5 nặng như trút nước, không kịp nghỉ ngơi, Thượng tọa Thích Giác Hiển liền bắt tay ngay vào việc của một thầy thuốc cứu người (bắt mạch, hốt thuốc cho bệnh nhân) để “những bệnh nhân ở xa còn kịp trở về nhà trước khi trời tối”.
Từ nhiều năm nay, vợ chồng anh Phan Văn Hạnh (xã Trung Ngãi- Vũng Liêm) cứ đều đặn 2 tuần/lần chở con trai (Phan Nguyễn Trí Vĩ, 15 tuổi) đến thiền viện Ngọc Hạnh gặp sư Hiển (tên gọi thân mật khi nói về Thượng tọa Thích Giác Hiển) bắt mạch, hốt thuốc.
Lúc 4 tháng tuổi, Vĩ phát bệnh, tay chân lúc nào cũng co quắp, không tự đi được, lúc nào cũng đau bụng, ăn không tiêu.
Chạy chữa nhiều nơi nhưng không hiệu quả, đến năm Vĩ 6 tuổi, được Thượng tọa Thích Giác Hiển bắt mạch, hốt thuốc, bệnh tình của Vĩ thuyên giảm rất nhiều. Hiện, Vĩ đang học lớp 9 và chuẩn bị thi chuyển cấp lên lớp 10. “Tôi mong sư hốt thuốc cho nó biết đi để nó theo sư”- anh Hạnh bày tỏ.
Còn chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (vợ anh Hạnh) vừa rồi được bác sĩ chỉ định mổ sạn thận nhưng không có tiền chữa trị. Được Thượng tọa Thích Giác Hiển hốt thuốc cho uống trong 2 tháng và khi tái khám lại đã không còn sạn thận, huyết áp cũng ổn định hơn.
Chiều hôm đó, ông Đặng Văn Nghĩa (Khóm 3, Phường 9- TP Vĩnh Long) đến xin hòm cho người hàng xóm chẳng may bị bệnh qua đời. Không do dự, Thượng tọa Thích Giác Hiển liền bảo ông kêu xe đến chở vì “hàng” lúc nào cũng có sẵn cả chục chiếc để giúp người nghèo lúc lâm chung.
Phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc với phương châm “nhập thế cứu đời”, Thượng tọa Thích Giác Hiển luôn tích cực góp công vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện với nhiều hình thức.
Chỉ tính riêng trong năm 2018, toàn Giáo hội Phật giáo tỉnh đã chung tay góp sức cho an sinh xã hội với tổng số tiền 35 tỷ đồng. Riêng tại thiền viện Ngọc Hạnh, Thượng tọa Thích Giác Hiển đã cùng thiền viện khám và điều trị cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân với tổng giá trị phúc lợi 4 tỷ đồng; phối hợp với các nhà hảo tâm khám sàng lọc và phẫu thuật đặt thủy tinh thể mắt hơn 2.000 bệnh nhân; vận động tổ chức nhiều đợt phẫu thuật mắt ở ngoài tỉnh và các tỉnh miền Trung, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt với tổng trị giá 200 triệu đồng.
Bên cạnh, Thượng tọa Thích Giác Hiển còn đồng hành cùng các hội, đoàn thể chăm lo cho những người yếu thế trong xã hội như: trẻ em nghèo, người tàn tật, người già neo đơn, nạn nhân chất độc da cam... góp công vận động xây nhà tình thương, xây cầu, làm đường dân sinh, phát động và ủng hộ quỹ Vì người nghèo.
Nét đẹp hòa đồng tôn giáo
Hàng năm, cứ đến ngày chủ nhật hay lễ hội hành hương Fatima của các tín đồ Thiên chúa giáo, mọi người lại thấy tỏa sáng nét đẹp hòa đồng giữa 2 tôn giáo (Phật giáo và Thiên chúa giáo) luôn hỗ trợ cho nhau. Đây là điều dường như ít thấy ở một số nơi.
Không phân biệt con chiên hay phật tử, cửa thiền viện Ngọc Hạnh luôn rộng mở để mọi người an tâm gửi xe đi hành hương lễ hội Fatima, hay dự lễ hàng tuần. Thượng tọa Thích Giác Hiển cười tươi: Có thể gọi là hòa đồng tôn giáo, nhưng về sâu xa, đó gọi là “ăn trái nhớ người trồng cây”.
Những năm 70 của thế kỷ trước, phía trước thiền viện còn là sân đất, khó phơi thuốc. Khi đó, cứ mỗi năm Thượng tọa Thích Giác Hiển tổ chức đoàn lên rừng sưu tầm thuốc núi, mỗi chuyến đem về hàng chục tấn thuốc, rất cần có chỗ để phơi thuốc. Lúc đó nhà thờ Fatima có sân hành lễ được láng xi măng, đã tạo điều kiện thiền viện đến phơi thuốc.
Không những thế, mỗi khi trời đổ mưa, cha sở còn đội mưa ra phụ gom thuốc. Những nghĩa cử cao đẹp đó, đến nay vẫn còn khắc sâu trong tim của vị hòa thượng trẻ lúc đó. Chính vì vậy, trong các hoạt động đời thường hay tín ngưỡng tôn giáo, cả thiền viện và nhà thờ luôn sẵn lòng hỗ trợ nhau.
Trong công tác hành thiện hay khám chữa bệnh cứu người, Thượng tọa Thích Giác Hiển cũng luôn mở rộng vòng tay, không phân biệt con chiên hay phật tử, sẵn lòng giúp tất cả mọi người bằng tình thương. Đó cũng là noi theo lời dạy của Bác Hồ: “Lấy cái đức cảm hóa con người là người trí”.
Thượng tọa Thích Giác Hiển ân cần thăm hỏi gia đình em Phan Nguyễn Trí Vĩ. |
Thượng tọa Thích Giác Hiển cũng cho rằng những điều Bác Hồ dạy luôn cùng quan điểm với giáo lý của đức Phật. Phật dạy không tham lam, trộm cắp... thì Bác Hồ dạy chúng ta sống cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư... Chính vì vậy, “làm tốt lời Bác Hồ dạy cũng chính là làm tốt lời Phật dạy”.
Với vai trò là Trưởng Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh từ năm 1996 đến nay, Thượng tọa Thích Giác Hiển luôn đề cao tinh thần từ bi, bác ái, vì cuộc sống hạnh phúc và an lạc của mọi người; thường xuyên tham mưu, đề xuất với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh để thực hiện tốt chức năng quản lý về lĩnh vực an sinh xã hội. Nhờ vậy, sự tham gia của Phật giáo vào an sinh xã hội cũng ngày càng sâu rộng, về quy mô, nguồn lực không ngừng gia tăng. |
>> Kỳ sau: Học Bác để trưởng thành và sống có ích hơn
Bài, ảnh: NHÓM PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin