Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; khối đại đoàn kết toàn dân tộc tỉnh Vĩnh Long luôn được củng cố và giữ vững, huy động được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; khối đại đoàn kết toàn dân tộc tỉnh Vĩnh Long luôn được củng cố và giữ vững, huy động được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Khen thưởng các cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 23. |
Nâng cao vị trí của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội
Các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhận thức đầy đủ về quan điểm, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 23 đã tạo sự chuyển biến tích cực từ trong nội bộ Đảng đến nhân dân, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo ra nhiều phong trào, mô hình thu hút, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, cá nhân tiêu biểu trong các dân tộc, tôn giáo, nhân sĩ trí thức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.
Qua triển khai, quán triệt Nghị quyết số 23 đã nâng cao nhận thức trong hệ thống MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Từ đó, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội luôn đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, hoạt động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng hóa các hình thức tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Tổng số đoàn viên, hội viên hiện nay tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội là 929.248, chiếm tỷ lệ 88,53% so với nguồn quản lý.
Ông Trần Thanh Lâm - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cho biết, nội dung, phương pháp tập hợp quần chúng của MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nhất là ở xã, phường, thị trấn đổi mới theo hướng quan tâm chăm lo những nhu cầu bức xúc, quyền lợi thiết thực cho đoàn viên, hội viên và nhân dân, đã tập hợp đông đảo quần chúng vào các tổ chức.
Bên cạnh, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với các ngành liên quan luôn đổi mới nội dung, phương thức vận động đồng bào có đạo, hướng dẫn các chức sắc hoạt động tôn giáo đúng luật, tích cực tham gia công tác xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tổ chức tốt việc lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, các luật, phối hợp tham gia trong công tác hòa giải, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ở địa phương. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tỷ lệ hòa giải trung bình hàng năm đạt trên 92%, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tạo sự gắn bó đoàn kết ở cộng đồng dân cư.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Hạnh - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đã nhận thức đúng đắn những nội dung cơ bản về quan điểm chỉ đạo, đường lối của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự phấn khởi, an tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tập hợp được sức mạnh toàn dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Vai trò của chính quyền trong thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc
Những năm qua, chính quyền các cấp chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong mọi lĩnh vực hoạt động của chính quyền. Cụ thể hóa bằng nhiều văn bản chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Bên cạnh, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và bố trí cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, đảm bảo giải quyết công việc theo phương châm: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”.
Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân. Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh đã triển khai cho 100% các đơn vị cấp huyện; đồng thời mở rộng vận hành hệ thống đến 107/107 đơn vị cấp xã.
Đến nay, tỉnh có 1.699 thủ tục hành chính, đã cắt giảm 37 thủ tục hành chính. Ngoài ra, MTTQ các cấp chủ trì phối hợp với các thành viên, các ngành liên quan đã tổ chức gần 25.000 cuộc giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh.
Điển hình như Đảng ủy phường Tân Hội (TP Vĩnh Long) lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên phường thực hiện tốt mô hình “Trách nhiệm, kỷ cương, trung thực, minh bạch, thân thiện, hiệu quả” và mô hình “3 xin - 3 biết” (xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn; biết cười, biết lắng nghe, biết hướng dẫn) góp phần tăng cường niềm tin và mối quan hệ mật thiết giữa cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân ở địa phương.
Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn trong năm đạt trên 96%, không có các vụ việc phức tạp, điểm nóng phát sinh đã thể hiện sự hài lòng, tin cậy của người dân ở địa phương.
Bên cạnh, HĐND các cấp đã tích cực đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, phát huy vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Hội LHPN tỉnh vận động thực hiện các công trình “Thắp sáng đường quê”. |
Ông Nguyễn Minh Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, cho biết, chất lượng hoạt động của các ban chuyên trách và đại biểu HĐND từng bước được nâng lên; công tác giám sát có trọng tâm, trọng điểm, đi sâu vào những vấn đề bức xúc của cử tri; những ý kiến, kiến nghị của cử tri được đưa ra các kỳ họp HĐND để kịp thời giải quyết tốt.
Đồng chí Nguyễn Thành Thế - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục nâng cao nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ, toàn diện quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện tốt an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; huy động sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tính từ năm 2001 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã vận động Quỹ “Vì người nghèo” được hơn 506 tỷ đồng, hỗ trợ trên 48.000 căn nhà cho đối tượng nghèo và thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên 6.700 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 97% hộ gia đình đạt văn hóa; có 751/752 khu dân cư văn hóa; có 66/87 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 21 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao; có 14/20 phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; có 2 đơn vị cấp huyện (TX Bình Minh, huyện Bình Tân) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. |
Bài, ảnh: HẢI YẾN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin