Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trắng trợn bịa đặt, bôi nhọ, đánh tráo khái niệm

Cập nhật, 09:37, Thứ Ba, 21/12/2021 (GMT+7)
Bút tích bản gốc Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và dự thảo Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 10/1930. Ảnh: Tư liệu
Bút tích bản gốc Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và dự thảo Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 10/1930. Ảnh: Tư liệu

Có lẽ vì thấy chính quyền Việt Nam ngày càng vững mạnh, kinh tế- xã hội ngày một đi lên, vị thế đất nước ngày càng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao nên các cá nhân, thế lực phản động, thù địch càng căm tức, tìm cách chống phá Đảng ta thông qua mọi diễn đàn, mọi cơ hội với âm mưu, chiêu bài, thủ đoạn tinh vi,… dưới đây là một ví dụ.

Kỳ 1: Bịa đặt, suy diễn về Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong lịch sử 91 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) khởi đầu từ lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong hoàn cảnh một nước nông nghiệp lạc hậu dưới hai gọng kìm thực dân, đế quốc và phong kiến áp bức.

Sau khi thống nhất năm 1975, đất nước phải tiếp tục gánh chịu hai cuộc chiến tranh mới cùng lúc từ hai phía, rồi sau đó trước làn sóng cơn chấn động từ sự tan rã Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhưng Đảng CSVN dẫn kiên cường đứng vững tiếp tục chèo lái con thuyền Việt Nam tiến về phía trước.

Qua từng ấy năm chứng tỏ Đảng không ngừng tự đổi mới chấn chỉnh, không ngừng bổ sung tư duy lý luận cho phù hợp hoàn cảnh cụ thể tình hình đất nước, hoàn cảnh quốc tế luôn diễn biến phức tạp, khó lường để Việt Nam ngày càng vững vàng tiến bước, gặt hái nhiều thành tựu đáng kể được quốc tế ghi nhận. Thế nhưng trên facebook cá nhân có nhiều người theo dõi, bình luận về một quyển sách do người Việt xuất bản ở nước ngoài, Trần T.Đ. viết:

Không rõ căn cứ tài liệu nào để Trần T. Đ. tổng hợp và viết ra được nhiều điều suy diễn, dối trá, ngụy biện như trên, bởi Đảng CSVN ra đời và có lịch sử trên 90 năm. Ngay từ khi thành lập Đảng CSVN nói rõ lý do, mục đích ra đời và đường lối chính trị là làm ngọn cờ hiệu triệu nhân dân đứng lên chống đế quốc Pháp xâm lược, nhằm làm cho nhân dân Việt Nam thoát khỏi cảnh một cổ hai tròng (đế quốc, phong kiến), được sống trong độc lập, tự do, dân chủ, được quyền có cơm ăn, áo mặc, được học hành.

Điều này Đảng CSVN nói rõ trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (tháng 2/1930)- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Ðảng CSVN (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua. Chánh cương vắn tắt bao hàm nội dung xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của Cách mạng Việt Nam, đó là:

Về chính trị: Chủ trương đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông.

Về xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực hiện phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Sau đó, trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Trần Phú soạn, thông qua tháng 10/1930, tiếp tục xác định những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam:

Tính chất của Cách mạng Đông Dương: lúc đầu “là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền... có tính chất thổ địa và phản đế” sau đó phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ các di tích phong kiến để thực hành thổ địa cách mạng triệt để và đánh đổ đế quốc làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau, trong đó “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng: “Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của Cách mạng Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải đấu tranh mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc”.

20 năm sau, tại Chính cương Đảng Lao động Việt Nam ( tháng 2/1951) do Ðại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Ðảng (tháng 2/1951) thông qua, chỉ rõ: Nhiệm vụ căn bản của Cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất thật sự cho đất nước, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.

Ðộng lực của Cách mạng Việt Nam lúc này là công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc, những thân sĩ yêu nước và tiến bộ; trong đó nền tảng là công nhân, nông dân, trí thức; lực lượng lãnh đạo là giai cấp công nhân.

Chính cương khẳng định: Cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt là phải tập trung sức hoàn thành giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.

Về chính sách của Ðảng, Chính cương chỉ rõ: hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xóa bỏ phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Đường lối chính trị của Đảng CSVN từ 1930 qua giấy trắng mực đen là như vậy, có điểm nào lập lờ để có thể hiểu rằng:

Và ngay từ ngày thành lập cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản là chống đế quốc xâm lược để giành độc lập đất nước, đem lại tự do cho dân tộc Việt Nam là mục tiêu cuối cùng chớ làm gì có chuyện miền Bắc, miền Nam ở đây.

Viết như vậy phải chăng Trần T.Đ. muốn hướng dư luận dồn suy xét chính Đảng CSVN là đối tượng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh đẩm máu kéo dài hàng chục năm ở Việt Nam trong khi phớt lờ sự can thiệp của các đội quân ngoại bang xâm lược mà quy mô nhất, lâu dài nhất là hai đội quân viễn chinh của hai cường quốc sừng sỏ Pháp và Mỹ mang theo nào tiền bạc, nào là vũ khí, phương tiện chiến tranh vô cùng hiện đại cùng các nước chư hầu từng bị lôi kéo trực tiếp tham chiến tại miền Nam?

Và hàng chục triệu tấn bom đạn mà quân Pháp, Mỹ, quân đội của cái gọi là Việt Nam cộng hòa ném xuống 2 miền Nam Bắc Việt Nam gây thương vong cho hàng triệu người Việt nếu không nhằm chống lại hòa bình, chống lại sự thống nhất giang sơn Việt Nam thì là gì?

Thì đây, lịch sử ghi rõ thế lực chính trị, cá nhân nào chống lại Hiệp định hòa bình Genève và tìm mọi cách không thi hành hiệp định? Chính Mỹ và chế độ tay sai bù nhìn Ngô Đình Diệm làm điều đó.

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm tuyên bố: “Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hòa bình và dân chủ”, “thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ” nhưng đồng thời Ngô Đình Diệm còn nói thêm là ông “Nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc”.

Đáp lại những cáo buộc này, Hồ Chí Minh đã trả lời với các nhà báo Mỹ ở hãng U.P rằng: “Đó là lời vu khống của những người không muốn thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bảo đảm tổng tuyển cử sẽ được hoàn toàn tự do ở miền Bắc Việt Nam.”

Theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Genève thì tổng tuyển cử ở cả hai miền được dự trù diễn ra vào tháng 7/1956, nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bỏ mọi cuộc thảo luận sơ khởi, hành động này khiến Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây.

Clark Clifford(*) đã dẫn các báo cáo của Ủy hội Quốc tế Kiểm soát đình chiến cho biết: trong giai đoạn 1954-1956, họ chỉ nhận được 19 đơn khiếu nại về việc trả thù chính trị trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Trên thực tế, ngay từ mùa hè năm 1956, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ngừng tiến hành cải cách ruộng đất và tới cuối năm, tình hình hoàn toàn đi vào ổn định. Điều này đã đủ đảm bảo cho cuộc Tổng tuyển cử được diễn ra. Trong khi đó, hoạt động tố cộng, diệt cộng và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục khiến miền Nam Việt Nam trở nên hỗn loạn.

Năm 1956, Allen Dulles- Giám đốc Tình báo trung ương đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử diễn ra thì “thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi”. Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Mỹ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không” (Theo Hiệp định Genève, 1954, Wikipedia tiếng Việt).

Lịch sử (kể cả tài liệu từ phía Mỹ) và tài liệu truyền thông là vậy. Là kẻ hậu sinh lại được học hành căn bản nhưng Trần T.Đ. cố tình viết:  

Và tài liệu lịch sử ghi rõ, chính chế độ Ngô Đình Diệm được sự hậu thuẫn hùng hậu của nhà cầm quyền thèm khát thuộc địa, dư thừa vũ khí Mỹ mới là bên không thi hành Hiệp định hòa bình Genève hòng chia cắt đất nước lâu dài.

Đoạn văn trên của Trần T.Đ. phải viết lại như vầy mới đúng lịch sử: Suốt 20 năm, quân dân miền Nam đã phải chiến đấu trong một cuộc chiến không cân sức với một đội quân và bộ máy chiến tranh khổng lồ, hiện đại bậc nhất thế giới cộng với đội quân VNCH do họ đào tạo, trả lương cùng trang bị vũ khí. Miền Nam Việt Nam, chính xác là nhân dân miền Nam và lực lượng của họ (Mặt trận và quân giải phóng) là nạn nhân của những toan tính chính trị của chính phủ và các đời tổng thống Mỹ với sự giúp sức tự nguyện, ngoan ngoãn của các chính phủ và quân đội miền Nam Việt Nam do họ dựng nên.

(*) Clark Clifford: Cố vấn Nhà Trắng (1946- 1950), Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Tình báo của Tổng thống (1963- 1968)

>> Kỳ cuối: Xuyên tạc và xuyên tạc

HOÀNG KHẢI