Ngày 22/5/2020, đóng góp về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, đại biểu Lưu Thành Công- Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long cho rằng, thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật từ khâu chuẩn bị đề xuất đưa dự án vào chương trình đến xem xét, thông qua tiếp tục có những cải tiến, đổi mới.
Ngày 22/5/2020, đóng góp về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, đại biểu Lưu Thành Công- Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long cho rằng, thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật từ khâu chuẩn bị đề xuất đưa dự án vào chương trình đến xem xét, thông qua tiếp tục có những cải tiến, đổi mới. Công tác ban hành văn bản quy định chi tiết đã có nhiều tiến bộ, tình trạng nợ đọng văn bản giảm dần.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc lập và thực hiện chương trình vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục như: tính dự báo của chương trình không cao; việc đề nghị điều chỉnh chương trình để bổ sung dự án vẫn còn nhiều, trong đó có không ít dự án được đề nghị bổ sung vào thời điểm gần sát kỳ họp Quốc hội, gây khó khăn, bị động cho các cơ quan của Quốc hội.
Ngoài ra, tình trạng xin lùi thời gian trình hoặc rút dự án ra khỏi chương trình do chưa chuẩn bị kịp, không bảo đảm chất lượng vẫn còn; việc lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự án nhiều trường hợp còn hình thức, hiệu quả thấp, đối tượng được lấy ý kiến chưa đầy đủ; việc rà soát để nhận diện những quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung ngay trong quá trình soạn thảo trong một số trường hợp chưa được chú trọng dẫn đến nội dung dự án, dự thảo trình Quốc hội chưa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Trong thời gian tới, để việc lập Chương trình năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020 mang tính khả thi cao, đề nghị cần ưu tiên đưa vào chương trình các dự án để triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp; bảo đảm phù hợp, thống nhất với các điều ước quốc tế mới được Quốc hội phê chuẩn, các luật mới được Quốc hội ban hành; đáp ứng yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế…
Song song đó, việc đưa các dự án vào Chương trình phải tính đến quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện tại mỗi kỳ họp Quốc hội và khả năng của các cơ quan có liên quan, đặc biệt coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng Trong một kỳ họp, không giao quá nhiều dự án, dự thảo cho một cơ quan (cả cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo). Không đưa vào chương trình những dự án, dự thảo mà hồ sơ không đầy đủ, không đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Ban hành quy phạm pháp luật.
BÙI THANH (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin